noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiDân sinhĐồng Nai: Thêm 2 trường hợp bị chó dại cắn, nguy cơ...

    Đồng Nai: Thêm 2 trường hợp bị chó dại cắn, nguy cơ phát sinh bệnh dại

    Ngày 28/03, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai cho biết, trên địa bàn huyện Trảng Bom vừa ghi nhận 2 trường hợp bị chó dại cắn.

    Liên tiếp nhiều trường hợp bị chó dại cắn

    Ngày 26/3, con chó 7 năm tuổi do hộ gia đình ông N.V.H. (trú tại ấp 5, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) nuôi bị chết sau khi cắn người. Phát hiện sự việc, ông H. đã báo cho chính quyền địa phương.

    Theo kết quả điều tra dịch tễ, trước đó đã có 2 người bị con chó này cắn, cào. Cụ thể, anh N.Đ.H. (là con trai chủ hộ) bị chó cào vào ngày 20/3 tại bắp chân. Ngày 21/3, anh H.X.L. bị chó cắn vào bắp chân trái, sau đó anh L. đã tiêm ngừa vắc xin. Ngoài ra, trong hộ gia đình ông H. còn có 2 người có tiếp xúc nhưng không bì cắn, cào.

    Sau khi nhận tin báo, Trạm Chăn nuôi – Thú y huyện Trảng Bom phối hợp với UBND xã Sông Trầu tiến hành lấy mẫu xét nghiệm vi rút dại, đồng thời chôn lấp con chó trên theo quy định. Theo kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng 6, con chó trên bị dương tính với vi rút dại. Ông H. cũng cho biết con chó trên chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

    Dân sinh - Đồng Nai: Thêm 2 trường hợp bị chó dại cắn, nguy cơ phát sinh bệnh dại

    Nhân viên Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh điều tra dịch tễ tại gia đình ông N.V.H.

    Các trường hợp bị chó dại cắn và có tiếp xúc đã được CDC Đồng Nai hướng dẫn tiêm huyết thanh kháng vi rút dại và tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại.

    Thống kê từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có 4 trường hợp người dân bị chó cắn, trong đó có 3 người ở huyện Trảng Bom, tất cả các trường hợp trên đã được tiêm vắc xin, huyết thanh phòng ngừa vi rút dại.

    Trường hợp gần đây nhất là chị P.T.A.T. (nhân viên của phòng khám thú y ở xã Tây Hoà, huyện Trảng Bom) bị một con chó cắn trong lúc đang chăm sóc con vật này. Sau khi cắn, con chó có biểu hiện lên cơn co giật, tự cắn lưỡi, chảy máu miệng và chết sau đó.

    Chị T. đã được chích ngừa huyết thanh và vắc xin phòng dại ngay sau khi bị cắn. Nhận thông tin, CDC Đồng Nai đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom tiến hành điều tra dịch tễ trường hợp này.

    Kết quả điều tra cho thấy, quanh khu vực nhà ông C.M.P. (chủ hộ nuôi chó) có 19 hộ nuôi chó với gần 60 con, đa số đều nuôi thả rông và chưa được tiêm vắc xin phòng dại. Mầm bệnh dại đã lưu hành trong khu vực quanh hộ ông C.M.P. trước đó. Chó của ông P. có thể lây nhiễm do cào, cắn với những chó, mèo thả rông trong khu vực.

    Nguy cơ tiếp tục phát sinh bệnh dại

    Theo CDC tỉnh Đồng Nai, tính từ tháng 12/2022 đến nay, bệnh dại đã lây lan trên địa bàn 3 huyện, thành phố của tỉnh. Đặc biệt, đánh giá dịch tễ ca bệnh dại trên người tại phường Tân Phong, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (đã tử vong tháng 12/2022) là rất phức tạp.

    Dân sinh - Đồng Nai: Thêm 2 trường hợp bị chó dại cắn, nguy cơ phát sinh bệnh dại (Hình 2).

    Nhân viên Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom tiến hành phu khử khuẩn.

    Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết đã tiến hành điều tra dịch tễ và nhận định mầm bệnh dại đã lưu hành âm thầm trên đàn chó, mèo ở diện rộng, nguy cơ cao tiếp tục phát sinh dịch bệnh dại trong thời gian tới. Trong khi đó, công tác tiêm phòng dại hiện nay còn chậm nên nguy cơ tiếp tục phát sinh dịch bệnh dại chó, mèo trong thời gian tới là rất cao.

    Trước tình hình trên, chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai đề nghị các huyện, thành phố cần đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo khỏe mạnh trên địa bàn.

    Ngành chức năng cũng khuyến khích tiêu hủy chó, mèo có dấu hiệu mắc bệnh dại. Đối với chó, mèo chưa được tiêm vắc xin phòng dại nhưng đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh dại nếu không tiêu hủy thì phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát hiện dại thì phải tiêu hủy theo quy định.

    Đối với trường hợp bị chó dại cắn, CDC Đồng Nai đã hướng dẫn những người bị chó cào, cắn nhanh chóng tiêm huyết thanh kháng vi rút dại và tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại. Với những con chó chung đàn, các chủ hộ nuôi chó phải tổ chức xích, nhốt. Đồng thời theo dõi, khi phát hiện bất thường cần báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU