noel giáng sinh vui vẻ
Thứ năm, Tháng mười 24, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiDân sinhĐồng Nai: “Khóc thét” vì sai phạm do đi tắt, đón đầu...

    Đồng Nai: “Khóc thét” vì sai phạm do đi tắt, đón đầu du lịch

    Mới đây, lực lượng chức năng vừa tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ nhiều cơ sở kinh doanh du lịch chưa được cấp phép tại khu vực ven hồ Trị An, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu.

    Sáng ngày 19/4, tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, Đoàn cưỡng chế các công trình du lịch trái phép gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND xã Mã Đà; đại diện Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai; đại diện lãnh đạo Hạt kiểm lâm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai; lãnh đạo Trạm Kiểm lâm Bà Cai; lãnh đạo Tổ Kiểm lâm Cơ động Hồ Trị An; đại diện Công ty Thủy điện Trị An; cùng các lực lượng chuyên môn đã tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ tại một số cơ sở.

    PV Người Đưa Tin có mặt để ghi nhận công tác tháo dỡ tại đây. Tại các cơ sở như: Nắng Glamping; Khu cắm trại Cây Dừa; Lạc Glamping, đoàn cưỡng chế đã tiến hành tháo dỡ lều, gỡ bóng đèn, cuốc đường đi, gỡ sân khấu… trả lại hiện trạng cũ. Các trụ bằng gỗ, xích đu cũng được tháo gỡ.

    Dân sinh - Đồng Nai: “Khóc thét” vì sai phạm do đi tắt, đón đầu du lịch

    Đoàn công tác tiến hành tháo dỡ một cơ sở vi phạm khi xây dựng không phép: (Ảnh Thanh Hải).

    Theo tìm hiểu của PV, vài năm trở lại đây, một số địa điểm nằm ven bờ hồ thủy điện Trị An, thuộc khu vực xã Mã Đà và Hiếu Liêm có nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch xuất hiện nhưng chưa được cơ quan chức năng cấp phép.

    Nguồn gốc đất mà chủ các cơ sở trên tổ chức thành các điểm kinh doanh du lịch tự phát là đất nhận khoán của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai.

    Qua quan sát, tại các điểm kinh doanh du lịch tự phát, chủ cơ sở tiến hành dựng một số lều bạt bằng vải dù và lót sàn gỗ làm lối đi cho đẹp mắt.

    Dân sinh - Đồng Nai: “Khóc thét” vì sai phạm do đi tắt, đón đầu du lịch (Hình 2).

    Lều ngủ, bàn ghế phục vụ khách của một cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch dưới tán rừng: (Ảnh Thanh Hải).

    Một cán bộ xã Mã Đà cho biết, thời gian qua chính quyền xã Mã Đà đã nhiều lần kiểm tra, tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với các cơ sở dựng lều trại trên vùng bán ngập lòng hồ Trị An (khu vực dưới code 62).

    Chính quyền địa phương cũng yêu cầu các cơ sở này tự động tháo dỡ những công trình vi phạm. Nhưng đến nay, qua kiểm tra, lãnh đạo xã phát hiện còn nhiều cơ sở chưa chịu tháo dỡ nên quyết định cưỡng chế, trả lại hiện trạng ban đầu.

    Trao đổi với PV, anh Nguyễn Viết Thăng, chủ một cơ sở kinh doanh du lịch tự phát tại xã Mã Đà cho biết, khu vực đất mà anh cũng như nhiều người tổ chức cải tạo, sửa sang một chút cho đẹp để thu hút khách đến đây cắm trại, nghỉ mát cuối tuần là đất nhận khoán có thời hạn 50 năm.

    Trước đây, đất này chỉ trồng xoài, mãng cầu, mít là chính. Thời gian gần đây, nhận thấy tiềm năng phát triển về nhu cầu du lịch sinh thái, chủ yếu khám phá môi trường thiên nhiên hoang dã của khách du lịch. Trong đó, phần lớn là giới trẻ đổ về khu vực hồ Trị An khá nhiều.

    Nắm bắt nhu cầu đó, anh cũng như nhiều hộ dân khác tận dụng “mặt đất dưới tán rừng” cải tạo lại một chút để phục vụ khách du lịch.

    Dân sinh - Đồng Nai: “Khóc thét” vì sai phạm do đi tắt, đón đầu du lịch (Hình 3).

    Lều ngủ phục vụ du khách. (Ảnh: Thanh Hải).

    Nhưng, để có chỗ cho khách ngủ qua đêm thì các cơ sở chỉ lót sàn gỗ rồi dựng lều bạt lên trên đó. Tuyệt nhiên, không có cơ sở nào tiến hành xây dựng kiên cố hóa bằng các công trình bê tông.

    Anh Thăng cũng thừa nhận, tổ chức cải tạo mặt đất dưới tán rừng khi chưa cấp thẩm quyền cho phép là sai. Việc chính quyền tiến hành cưỡng chế, buộc tháo dỡ là đúng pháp luật.

    Nhưng, anh cũng như nhiều cơ sở khác chỉ mong muốn chính quyền cho phép có một căn chòi lá để có chỗ trú nắng, trú mưa mỗi khi gieo trồng, thu hoạch mùa vụ.

    Cũng liên quan đến việc du lịch tự phát khu vực Hồ Trị An, ngày 13/4 Hiệp hội Du lịch tỉnh Đồng Nai đã có Văn bản số 29/DONATA do Ông Trần Đăng Ninh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh gửi UBND tỉnh và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai.

    Nội dung văn bản cho thấy, hiệp hội hoàn toàn thống nhất với địa phương trong công tác xử lý, tháo dỡ các công trình vi phạm. Bên cạnh đó, hiệp hội cũng có thêm một số kiến nghị như:

    “Kiến nghị UBND tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch có ý kiến đối với Chính phủ, các bộ ngành Trung ương xem xét, sớm có quy định và cơ chế tạo điều kiện cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của các hộ dân ở nông thôn.

    Trong đó có chính sách cho phép lắp dựng các công trình như nhà chòi, nhà vệ sinh để phục vụ du khách trên diện tích đất nông nghiệp.

    Về giải pháp trước mắt, đề nghị UBND tỉnh xem xét, có văn bản hướng dẫn UBND huyện Vĩnh Cửu, UBND xã mã đà vận động các hộ dân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ du lịch thành lập các tôt du lịch cộng đồng, trong đó có các quy định cam kết cụ thể phù hợp với tình hình địa phương. Không được xây dựng khi chưa được cấp phép, cần cho phép một khu vực tạm thời tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch (theo mô hình bãi biển).

    Tuy nhiên, phải đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh trật tự và làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ…

    Đối với khách lưu trú qua đêm, chỉ được sử dụng lều du lịch tháo ráp để phục vụ”.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU