noel giáng sinh vui vẻ
Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiDân sinhDịch sốt xuất huyệt "hạ nhiệt" nhưng Hà Nội vẫn còn 178...

    Dịch sốt xuất huyệt “hạ nhiệt” nhưng Hà Nội vẫn còn 178 ổ dịch đang hoạt động tại 24 quận, huyện

    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, trong tuần từ ngày 25/11 – 2/12, trên địa bàn TP ghi nhận 1.442 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 0,5% so với tuần trước

    Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội vẫn tiếp tục gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận tại 30 quận, huyện, thị xã; trong đó có một số quận, huyện có số mắc cao như: Hoàng Mai (187 ca), Phú Xuyên (141 ca), Hà Đông (131 ca), Đống Đa (104 ca).

    Cộng dồn từ đầu năm 2022 cho đến nay, Thành phố Hà Nội ghi nhận 16.314 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 4,9 lần so với cùng kỳ năm 2021), trong đó đã có 18 ca tử vong. Ngoài ra, trong tuần qua, Thành phố có thêm 55 ổ dịch mới tại 15 quận, huyện; trong đó nhiều nhất là quận Đống Đa với 14 ổ dịch, tiếp đến là Hoàng Mai với 10 ổ dịch, Thanh Trì có 5 ổ dịch…

    Theo số liệu từ đầu năm 2022 cho đến nay, Thành phố Hà Nội đã có 1.292 ổ dịch sốt xuất huyết tại 30/30 quận, huyện, thị xã.

    Hiện tại còn 178 ổ dịch đang hoạt động tại 24 quận, huyện; trong đó một số ổ dịch đang hoạt động có nhiều bệnh nhân như thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất có 290 bệnh nhân; thôn Vĩnh Lộc 1, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất có 69 bệnh nhân; thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai có 38 bệnh nhân…

    CDC Hà Nội cho biết, trong khi số ca mắc mới sốt xuất huyết vẫn tiếp tục gia tăng thì kết quả giám sát tại một số ổ dịch kéo dài cho thấy, chỉ số BI (chỉ số điều tra số dụng cụ chứa nước có loăng quăng, muỗi vằn) tại một số nơi vẫn cao vượt ngưỡng; việc vệ sinh môi trường – diệt bọ gậy chưa hiệu quả.

    Để phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, CDC Hà Nội nhấn mạnh, tại các địa phương cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết. Cần huy động các ban, ngành đoàn thể và các lực lượng khác tham gia hỗ trợ vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy.

    Đặc biệt, tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết một cách triệt để, bảo đảm các chỉ số côn trùng dưới ngưỡng (BI<20) mới được coi là đạt và được phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành.

    Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết

    – Người bệnh thấy khó chịu hơn mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt, tay chân lạnh, ẩm, mệt lả, bứt rứt, biểu hiện hành vi thay đổi như lú lẫn, tăng kích thích, vật vã hoặc li bì.

    – Đường tiêu hóa bị xuất huyết. Lúc này sẽ có những dấu hiệu để nhận biết như: Đại tiện phân đen, đi ngoài phân lẫn máu.

    – Chảy máu cam, chảy máu chân răng. Với phụ nữ có thể chảy máu dù không phải kinh nguyệt hay rong kinh.

    – Nôn ói nhiều, nôn ói kéo dài, nôn ra máu tươi hoặc máu đông.

    – Nặng hơn là xuất huyết não, xuất huyết ổ bụng. Những xuất huyết này có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

    – Một số bệnh nhân còn bị tràn dịch màng phổi, màng bụng.

    – Ngoài ra, vào giai đoạn này có thể bị hạ huyết áp do máu bị cô đặc khi không bù đủ dịch.

    – Nặng hơn có thể suy tạng như viêm não, viêm gan nặng, viêm cơ tim.

    Lưu ý: Ngoài những triệu chứng trên nếu người bệnh có những dấu hiệu như: Đau bụng đau không rõ nguyên nhân, đau đầu, không đi tiểu trên 6 giờ, vật vã, li bì hoặc có dấu hiệu xuất huyết thì cần đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

    Trúc Chi (theo Giao Dục Thủ Đô, Báo Đầu Tư)

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU