noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngTài chínhĐBQH: Một số doanh nghiệp lợi dụng tờ khai luồng xanh để...

    ĐBQH: Một số doanh nghiệp lợi dụng tờ khai luồng xanh để buôn lậu

    Theo ĐBQH, hiện nay số lượng tờ khai hải quan được hệ thống phân luồng xanh chiếm tỉ trọng lớn, thời gian tiếp nhận, thông quan đối với tờ khai luồng xanh rất nhanh.

    Trong khuôn khổ phiên họp thứ 31, sáng 18/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên chất vấn, trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chịu trách nhiệm chính trả lời chất vấn các đại biểu.

    Nêu câu hỏi chất vấn, ĐBQH Vương Thị Hương (đoàn Hà Giang) cho biết, hiện nay số lượng tờ khai hải quan được hệ thống phân luồng xanh chiếm tỉ trọng lớn, thời gian tiếp nhận và thông quan đối với tờ khai luồng xanh rất nhanh, chỉ từ 1-3 giây, các thủ tục được thực hiện thông qua hệ thống thông quan tự động.

    Tuy nhiên, vị đại biểu này nhận thấy, một số doanh nghiệp lợi dụng thời gian thông quan nhanh cho tờ khai luồng xanh để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại… Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp của Bộ để khắc phục tình trạng này.

    Tài chính - Ngân hàng - ĐBQH: Một số doanh nghiệp lợi dụng tờ khai luồng xanh để buôn lậu

    ĐBQH Vương Thị Hương chất vấn.

    Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đối với luồng xanh, chúng ta thực hiện gần như thông quan tự động, các hồ sơ được chuyển theo dạng điện tử, hàng hóa không bị kiểm tra, nên tốc độ thông quan rất nhanh.

    Điều này thể hiện chúng ta đang đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện thông quan cho các doanh nghiệp. Nhưng cũng không thể loại trừ các trường hợp doanh nghiệp lợi dụng luồng xanh để đưa hàng hóa không đúng quy định vào đất nước.

    “Bộ Tài chính đã áp dụng khoa học công nghệ trong xác định luồng hàng, sử dụng hệ thống camera, lực lượng tình báo tài chính, phân tích dữ liệu để hạn chế tối đa tình trạng lợi dụng luồng xanh để đưa hàng không đúng quy định vào nước ta”, ông Phớc cho hay.

    ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân (đoàn Bắc Kạn) cho biết thêm, theo báo cáo của ngành tài chính, toàn ngành hải quan đã bắt giữ và xử lý 15.943 vi phạm pháp luật hải quan so với cùng kỳ năm 2022, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính là 12.476 tỷ đồng, tăng 42,6%…

    “Nhìn chung, tình trạng vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp. Do đó, đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và giải pháp để giảm thiểu tình trạng này?”, đại biểu Ngân đặt câu hỏi.

    Tài chính - Ngân hàng - ĐBQH: Một số doanh nghiệp lợi dụng tờ khai luồng xanh để buôn lậu (Hình 2).

    Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn.

    Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết thời gian qua ngành hải quan đã nỗ lực thực hiện chống buôn lậu và gian lận thương mại. Năm qua đã bắt được trên 15.000 vụ và xử lý với giá trị khoảng 12.000 tỷ, trực tiếp khởi tố 48 vụ và chuyển cơ quan điểm tra gần 200 vụ.

    Ông Phớc cho biết, Tổng cục Hải quan đã triển khai nhiều giải pháp kiểm tra giám sát, thông tin tình báo từ sớm, từ xa. Sử dụng hệ thống máy soi, phân tích dữ liệu…phát hiện từ sớm và xử lý;

    Đồng thời, tăng cường phối hợp với cơ quan biên phòng, cơ quan công an để trao đổi thông tin và phối hợp xử lý, bắt giữ và lập các chuyên án để xử lý nghiêm minh vi phạm.

    Tham gia chất vấn ĐBQH Triệu Quang Huy (đoàn Lạng Sơn) cho biết, theo báo cáo của Bộ Tài chính, một số tồn tại, hạn chế trong kiểm tra, giám sát hải quan là hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng, phù hợp với yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, trao đổi thông tin giữa các cơ quan Nhà nước. Do đó, đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp khắc phục hạn chế nêu trên.

    Về thủ tục hải quan và hệ thống xử lý dữ liệu, Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu rõ, các cơ quan của Bộ Tài chính như kho bạc, thuế, hải quan có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và phục vụ cho vấn đề phát triển kinh tế, thông quan, xuất nhập khẩu, thu thuế thuận lợi.

    Tuy nhiên, hệ thống công nghệ thông tin của Hải quan đến nay đã đưa vào sử dụng 10 năm nên có những lạc hậu, không tải nổi khối lượng dự liệu quá lớn như hiện nay, hệ thống cũng không kết nối được với các doanh nghiệp hay là kết nối với các đơn vị khác. Do đó, đặt vấn đề phải thay thế hệ thống này.

    “Bộ Tài chính đề xuất đến 2025, Bộ Tài chính sẽ đề nghị với Chính phủ để xây dựng hệ thống công nghệ thông tin khác hoặc là Nhật Bản sẽ hỗ trợ cho một dự án dữ liệu”, ông Phớc cho hay.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU