noel giáng sinh vui vẻ
Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiDân sinhCuộc sống khởi sắc ở làng ngư phủ Kon Tum

    Cuộc sống khởi sắc ở làng ngư phủ Kon Tum

    Những cư dân nghèo khó rời Miền Tây lên Tây nguyên lập nghiệp sống vật vờ qua ngày, được sự hỗ trợ của chính quyền nay họ đã cấp đất, xây nhà có cuộc sống khởi sắc.

    Làng chài trên Cao nguyên

    Cuộc sống bấp bênh theo con nước, làm không đủ ăn, hàng chục hộ dân Miền Tây, rời quê hương, khăn gói bôn ba khắp nơi kiếm kế sinh nhai. Thế nhưng, vốn dĩ họ là những cư dân miền sông nước, quanh năm quen với việc chài lưới đánh bắt tôm, cá, không mấy mặn mà với công việc làm thuê tại các khu công nghiệp, đồng lương ba cọc ba đồng, chẳng khấm khá là bao so với ở quê.

    Trong chuỗi ngày tháng dài đằng đẵng, sống gò bó trong những căn phòng trò chật hẹp, quỹ thời gian bị “đốt cháy” hết trong các nhà xưởng khiến họ nhớ quê hương, nhớ chững chiều chài lưới bên sông muốn buông bỏ để tìm về hoài niệm của ngày xưa. Thật tình cờ, trong một lần nghỉ giải lao sau giờ tăng ca, nghe một đồng nghiệp kể đến mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ, đất rộng, người thưa tài nguyên thiên nhiêm màu mỡ. Đặc biết, nơi đó, có có dòng sông Sê San quanh năm đầy ắp tôm cá đã khiến những cư dân miền sông nước bao năm xa quê gợi lên cảm giác thèm thuồng, ao ước được sống với chính cái nghề bao thế hệ ông cha để lại. 

    Từ một vài người quen mách nước, những cư dân Miền Tây lại một lần nữa đánh cược với số phận, rủ nhau khăn gói tay nảy tìm đến huyện Ia Hđrai, tỉnh Kon Tum, huyện mới đước thành lập, với mong muốn được sống với đam mê và khát vọng lênh đênh cùng sóng nước. Ban đầu, chỉ lác đác một vài hộ dân dựng lều tạm bợ ven sông đánh bắt cá sống qua ngày. Nhưng cho đến nay, đã có hàng chục hộ dân Miền Tây tụ họp về đây có người đã dần trở thành ông chủ, bà chủ. Cũng từ đó, những đứa trẻ được đến trường học chữ, mở ra tương lai tươi sáng. Cũng bởi vậy, khi nhắc đến địa danh làng chài nhiều người hay gọi với cái tên thân thuộc, gần gũi làng chài Miền Tây trên Cao nguyên.

    Vào một buổi sáng mùa hè như thường lệ, trời nắng gắt, mặt hồ không gợn sóng Anh Nguyễn Văn Minh, 38 tuổi, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum, tay ôm chồng áo phao chất lên mạn thuyền, nổ máy điều khiển thuyền hướng vào bờ đón đoàn khách ra tham quan làng chài.

    Dân sinh - Cuộc sống khởi sắc ở làng ngư phủ Kon Tum

    Du khách thích thú khi đến trải nghiệm thăm quan làng chài.

    Anh Minh kể, trước kia cuộc sống khó khăn nên hai vợ chồng bôn ba khắp nơi để làm lụng. Chẳng có công việc cố định, nên mỗi khi đi đâu vợ chồng lại dắt díu theo hai người con. Do đó, các con của anh đều nghỉ học sớm, phụ cha mẹ làm thuê trang trải cuộc sống.

    “Những năm trước, ở An Giang mưa lũ thường xuyên nên nhà mình năm nào cũng phải chịu thiệt hại. Quanh năm hai vợ chồng làm thuê làm mướn nhưng không đủ ăn, khăn gói đi nhiều nơi làm công nhân nhưng cuộc sống cũng chả khấm khá là bao. Được một số người cùng làng giới thiệu hai vợ chồng mình đưa hai đứa con lên huyện mới lập nghiệp, nơi đây đất rộng, người thưa, sản vật trên sông trù phú quan trọng được sống với niềm đam mê sông nước mình cảm thấy rất hài lòng cuộc sống gia đình bắt đầu ổn định, con cái được đến trường. Mình dự định tích góp, vay mượn thêm để mua chiếc thuyền nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách”, anh Minh nói.

    Cũng vì miếng cơm manh áo, năm 2010 vợ chồng chị Hà Thị Diễm Bé, 41 tuổi, ngụ An Gianh, hành lý với vài bộ quần áo lên huyện biên giới Ia H’Drai sinh sống. Được chính quyền huyện Ia H’Drai hỗ trợ, tạo điều kiện giúp gia đình an cư, lập nghiệp.

    Dân sinh - Cuộc sống khởi sắc ở làng ngư phủ Kon Tum (Hình 2).

    Bánh tráng cá cơm đặc sản của sông Sê San được nhiều thực khách đánh giá cao.

    “Ở miền Tây gia đình chẳng có đất ruộng nên chỉ đánh cá mùa nước nổi, còn mùa khô đi làm thuê được 100.000 đồng/ngày. Với số tiền ít ỏi ấy chẳng đủ lo cho 4 miệng ăn. May mắn khi lên Kon Tum các cấp chính quyền tạo điều kiện cấp đất, xây nhà. Giờ đây vợ chồng mình mở dịch vụ tham quan, ăn uống, nên cuộc sống mới bớt vất vả”, chị Bé nói.

    Phát triển du lịch

    Nhận cuộc điện thoại từ nhóm khách ở tỉnh Gia Lai, anh Nguyễn Thành Nhân (SN 1982, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum) tận tình chỉ đường, gửi định vị khu làng chài của mình để du khách vào tham quan, thưởng thức ẩm thực.

    “Nhóm khách ở Gia Lai mới được bạn bè giới thiệu nên gọi điện cho tôi để đặt chỗ và một vài món ăn. Chắc khoảng 30 phút nữa là họ đến, tôi sẽ chạy ra bến thuyền để đưa khách vào tham quan, thưởng thức ẩm thực và nghỉ lại qua đêm, nếu muốn”, anh Nhân tâm sự.

    Trải qua cuộc sống khốn khó ở tỉnh An Giang, năm 2011 gia đình 4 người quyết định lên huyện biên giới Ia H’Drai lập nghiệp. Quen sinh sống trên sông nước nên anh Nhân làm nhà nổi ở lòng hồ Sê San để đánh bắt, nuôi thuỷ hải sản. Mỗi lần khách ghé thăm thường đề nghị thưởng thức một vài món ẩm thực đặc trưng. Thế rồi, nhà có gì hai vợ chồng anh Nhân lại vào bếp chế biến. Lâu dần, khách đến nhiều hơn nên mọi người gợi ý gia đình mở quán ăn, nâng cấp nhà thành điểm đến du lịch.

    “Ban đầu, nhà mình chẳng nghĩ sẽ kinh doanh nên khách yêu cầu gì thì làm đó, nhiều hôm tính toán xong bị lỗ vì chỉ ước chừng. Lâu dần, thấy mọi người thích thú dịch vụ này nên mình mở rộng các gian nhà để đón du khách. Hiện nay, mình chủ yếu làm dịch vụ đưa, đón tham quan lòng hồ Sê San, thác Mơ và phục vụ các món ẩm thực”, anh Nhân tâm sự.

    Anh Nhân chia sẻ, mỗi tháng gia đình đón khoảng 100-200 lượt khách, những đợt cao điểm lên đến 300-400 lượt khách tham quan. Sau nhiều năm gắn bó, đến nay gia đình anh đã có 4 nhà nổi có thể tiếp đón tổng cộng 200 khách/lần. Thời gian tới gia đình dự định mua thêm thuyền phao để du khách có thể trải nghiệm ăn uống quanh lòng hồ thuỷ điện Sê San. Không những thế, anh cũng sẽ đầu tư thêm 3 phòng lưu trú với đầy đủ tiện nghi để du khách được nghỉ ngơi, trải nghiệm khi ở lại qua đêm.

    Dân sinh - Cuộc sống khởi sắc ở làng ngư phủ Kon Tum (Hình 3).

    Vẻ đẹp thơ mộng của làng chài.

    Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó chủ tịch UBND huyện Ia H’Drai cho biết, lòng hồ thủy điện Sê San 4 có diện tích mặt nước hơn 5.100 héc ta, trải dài khoảng 30 km. Đây là khu vực có mặt nước ổn định, nguồn thủy sản tự nhiên dồi dào với nhiều loại cá đặc sản. Bên cạnh đó, còn có các suối, thác đổ về lòng hồ thủy điện tạo nên hệ sinh thái hồ nước ngọt đa dạng với nhiều đảo lớn, nhỏ. Địa phương đã triển khai quy hoạch khu dân cư làng chài Sê San, kéo điện lưới, xây dựng bến tàu, quy hoạch vườn cây ăn trái, trồng hoa để tạo cảnh quan. Đồng thời, hướng dẫn các hộ dân đón tiếp, phục vụ khách du lịch đảm bảo an toàn, vệ sinh, chu đáo và thân thiện.

    Theo ông Dũng, người dân làng chài Sê San chủ yếu là quê ở miền Tây Nam Bộ. Trước năm 2012 người dân làng chài sống lênh đênh trên mặt nước lòng hồ Sê San, không đăng ký hộ khẩu tạm trú, thường trú. Do đó, mỗi lần lực lượng chức năng huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai kiểm tra hành chính, người dân phải chạy qua khu vực lòng hồ phía Kon Tum và ngược lại.

    Từ năm học 2012, khi các trường trên địa bàn được thành lập, học sinh được tiếp nhận về học tập. Kể từ đó người dân phần nào yên tâm lao động sản xuất và có hướng muốn về tỉnh Kon Tum an cư lạc nghiệp.

    “Hiện tại lòng hồ thủy điện Sê San là điểm đến của khách du lịch khi tới tham quan huyện Ia H’Drai. Tại đây, du khách có thể tham quan thác Mơ, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của hồ nước ngọt giữa núi rừng Tây nguyên. Ngoài ra du khách có thể tìm hiểu cuộc sống, làng chài nổi ở lòng hồ Sê San, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của ngư dân”, ông Dũng nói.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU