noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngDoanh nghiệpCổ phiếu của Gạo Trung An rơi vào diện cảnh báo

    Cổ phiếu của Gạo Trung An rơi vào diện cảnh báo

    Chậm nộp báo cáo tài chính bán niên 2023 soát xét quá 15 ngày so với thời hạn quy định, cổ phiếu TAR sẽ chính thức vào diện cảnh báo từ 25/9 tới đây.

    Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về việc đưa cổ phiếu TAR của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An vào diện bị cảnh báo. Lý do được HNX đưa ra là do Trung An chậm nộp báo cáo tài chính riêng và hợp nhất bán niên 2023 đã được soát xét quá 15 ngày so với thời hạn quy định. Ngày hiệu lực là 25/9.

    Trước đó, Gạo Trung An vừa ra thông báo về việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022. Cụ thể, công ty dự kiến sẽ phát hành hơn 7,8 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, với tỉ lệ 10% (tức cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận thêm 1 cổ phiếu mới). Như vậy, nếu phát hành thành công, Trung An sẽ nâng vốn điều lệ từ hơn 783 tỷ đồng lên 861 tỷ đồng.

    Hồ sơ doanh nghiệp - Cổ phiếu của Gạo Trung An rơi vào diện cảnh báo

    Chốt phiên giao dịch ngày 22/9, cổ phiếu TAR có giá 18.100 đồng/cổ phiếu, giảm 4,23% so với số tham chiếu (Ảnh: TradingView).

    Về thị trường lúa gạo, trong 8 tháng qua, các nước ở châu Á, Trung Đông, Tây Phi đổ xô mua gần 6 triệu tấn gạo Việt dù giá cao. Số liệu sơ bộ mới nhất từ Hải quan cho thấy, tháng 8, Việt Nam đã xuất bán 921.000 tấn gạo, kim ngạch đạt 546 triệu USD, tăng 40% về lượng và 51% về giá trị so với tháng 7.

    Đặc biệt, lũy kế 8 tháng, nước ta xuất khẩu gần 6 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt gần 3,2 tỷ USD, tăng 21% về lượng và 35% về giá.

    Theo Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá xuất khẩu gạo bình quân trong tháng 8/2023 cao hơn cùng kỳ năm ngoái đến 23,3%; khối lượng xuất khẩu tăng 22%.

    Trước tình hình giá lúa gạo trên thế giới còn nhiều biến động, Bộ Công Thương dự báo 4 tháng cuối năm nay, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn sẽ được thúc đẩy bởi số lượng đơn hàng tốt từ nhiều thị trường mới.

    Mặc dù những ngày qua, giá gạo xuất khẩu trên thế giới có sự giảm nhẹ, nhưng trong bối cảnh chung về tình hình lương thực và xu hướng hạn chế xuất khẩu gạo của một số quốc gia thì thị trường gạo thế giới sẽ còn biến động theo hướng tăng trở lại.

    Tại một diễn biến khác, Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định, nhu cầu của thị trường thế giới đối với gạo Việt Nam tăng thêm ít nhất hơn 1 triệu tấn trong năm 2023, so với mức trung bình các năm. Vì vậy, tình hình thị trường từ nay đến cuối năm vẫn rất khả quan.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU