Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất, người đặt nền móng hình thành nhà Tào Ngụy thời Tam quốc, trong lịch sử Trung Quốc.
Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, kể từ khi đi chinh phạt giặc Khăn Vàng đến khi qua đời, Tào Tháo trải qua gần 40 năm tung hoành trên lưng ngựa, “gần như không có năm nào không xuất chinh”. Tiếc rằng, cuối cùng Tào Tháo chết cũng không thực hiện được giấc mộng nhất thống giang sơn.
Lưu Bị (161 – 223) tự là Huyền Đức, người quận Trác thuộc U Châu, là một vị thủ lĩnh quân phiệt, hoàng đế khai quốc nước Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Do ảnh hưởng từ bộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, nhiều người cho rằng Lưu Bị không có tài đánh trận, thành quả của ông đều là nhờ tướng sỹ dưới quyền. Tuy nhiên, theo Tam quốc chí Lưu Bị là người có nhiều kinh nghiệm quân sự, đã từng tự cầm quân đánh thắng nhiều trận.
Trong cuộc đời Lưu Bị, ông từng phải nương nhờ trong quân doanh Tào Tháo. Sau nhiều chiến dịch cộng tác thành công mà đặc biệt là việc đánh bại Lã Bố, nhiều mưu sĩ của Tào Tháo đã khuyên nên giết ngay Lưu Bị để diệt trừ hậu họa. Tuy nhiên, Tào Tháo đã không làm vậy.
Trong lúc Lưu Bị nương nhờ, Tào Tháo đã có lần chuẩn bị sẵn tiệc rượu để ông cùng Lưu Bị vừa uống rượu vừa nói chuyện, thực chất là để thăm dò ý định và thử thách bản lĩnh của Lưu Bị. Trước những câu hỏi, những tình huống mà Tào Tháo đưa ra, Lưu Bị đã tỏ ra rất khiêm nhường, bình tĩnh và khôn ngoan. Trong tình huống gay cấn nhất, khi Tào Tháo gọi Lưu Bị là anh hùng, Lưu Bị giật mình đánh rơi cả thìa đũa nhưng đã nhanh trí lợi dụng tiếng sấm để nói lảng đi.
Sau này, khi nhắc về buổi “uống rượu luận anh hùng” ngày ấy, có người từng dùng bốn câu thơ để khen ngợi Huyền Đức:
“Gượng vào hang cọp tạm nương thân
Lộ mặt anh hùng, đũa rớt lăn!
Vội vã bày ra trò sợ sấm
Tùy cơ ứng biến lẹ như thần”.
Video: Tào Tháo và Lưu Bị “uống rượu luận anh hùng”.
Quốc Tiệp (t/h)
Link bài gốc: https://www.nguoiduatin.vn/clip-tao-thao-va-luu-bi-uong-ruou-luan-anh-hung-a505665.html