Tào Thực (192 – 232), tự Tử Kiến, được sinh ra ở thành Hán Quyên (nay là Quyên Thành, tỉnh Sơn Đông). Không được nhắc đến nhiều trong pho sử Tam quốc chí của Trần Thọ nhưng Thực lại được La Quán Trung ca ngợi rất nhiều trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa.
Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tào Phi khi mới lên ngôi vua, trước mặt quần thần đã ép Tào Thực nội trong bảy bước chân phải làm một bài thơ về đề tài huynh đệ, và trong thơ không được có hai từ huynh đệ, nếu không được sẽ xử chết.
Tào Thực chỉ biết vâng mệnh. Sau đó, lùi xa bảy bước và ung dung tiến lên. Các quần thần xung quanh chăm chú nhìn Tào Thực, phập phồng lo sợ.
Tào Thực đi lên. Một bước, hai bước, ba bước vẫn chưa đọc được gì. Mọi người đều lo thắt ruột. Bỗng nhiên, Tào Thực ngẩng cao đầu, sang sảng đọc. Từ bước thứ tư tới bước thứ bảy, mỗi bước đọc xong một câu thơ, và hoàn thành đúng như quy định khắt khe của Tào Phi.
“Chử đậu nhiên đậu cơ
Đậu tại phủ trung khấp
Bản thị đồng căn sinh
Tương tiên hà thái cấp”.
Tam dịch:
“Cành đậu dun hạt đậu
Hạt đậu trong nồi khóc
Cùng một góc sinh ra
Đốt nhau sao quá gấp”.
Ý thơ khiến Tào Phi cũng phải trào lệ, ân hận. Bài thơ sau này được biết đến với cái tên “Thất bộ thi” (bảy bước làm thành thơ), lấy cảm hứng từ cây đậu, nội dung nói về việc anh em cùng dòng máu, nguồn gốc sao nỡ hại lẫn nhau (đọc ở cuối bài). Bài thơ quá hay và cảm động nên Tào Phi đã buộc phải tha cho ông.
Dù vậy Tào Phi vẫn triệt bỏ tước Lâm Truy hầu của Thực và giáng xuống một tước thấp hơn, bắt đi nhận chức xa kinh thành.
Câu chuyện “Thất bộ thi” của Tào Thực trở thành một giai thoại trong lịch sử văn học Trung Quốc và được truyền tụng mãi.
Video: Tào Thực bảy bước làm thơ.
Quốc Tiệp (t/h)
Link bài gốc: https://www.nguoiduatin.vn/clip-bai-tho-kinh-dien-nhat-thoi-tam-quoc-ve-de-tai-huynh-de-a506986.html