noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiQuan điểmThường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình mục tiêu...

    Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

    Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, phấn đấu đến năm 2035, việc hoàn thành được các mục tiêu trong chương trình sẽ góp phần phát triển văn hóa.

    Nguồn lực nội sinh quan trọng

    Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 14/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

    Trình bày Tờ trình tóm tắt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh về sự cần thiết đầu tư, xây dựng chương trình trước hết là nhằm góp phần đưa đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam vào cuộc sống;

    Đáp ứng đúng và kịp thời yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước ta, góp phần khơi dậy khát vọng phát triển, bồi đắp hào khí dân tộc và làm cho văn hóa không chỉ thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, mà còn là một nguồn lực nội sinh quan trọng, trực tiếp thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước trong thời kỳ mới.

    Xây dựng và triển khai thành công Chương trình mục tiêu quốc gia này sẽ tạo ra sự chuyển biến căn bản, to lớn trong sự nghiệp phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam, đóng góp quan trọng vào việc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

    Đối thoại - Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng.

    Theo đó, tên của Chương trình là “Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035”; Chủ Chương trình là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

    Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hoá lâu dài, tương tác văn hoá lâu dài với Việt Nam, có đông đảo người Việt Nam sinh sống, lao động, học tập; tập trung vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cụ thể gồm: Di sản văn hóa; văn hóa cơ sở; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; điện ảnh; thư viện; giáo dục văn hóa; đào tạo; văn hóa dân tộc; văn hóa đối ngoại; công nghiệp văn hóa…

    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, chương trình gồm 7 mục tiêu tổng quát: Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam;

    Nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa của nhân dân, khắc phục sự chênh lệch trong thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, tầng lớp dân cư, giới tính, từ đó nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc; bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc;

    Đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế xã hội, huy động, tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa; xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ, chuyên gia đầu ngành, lực lượng người lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao;

    Phát huy tính đại chúng, tính khoa học, tính dân tộc của văn hóa thông qua đổi mới sáng tạo, tiếp thu và nghiên cứu, áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa;

    Nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế thông qua phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

    Về mục tiêu cụ thể, có 9 nhóm mục tiêu cụ thể, ông Hùng nêu rõ, phấn đấu đến năm 2035, việc hoàn thành được các mục tiêu này sẽ góp phần phát triển văn hóa và văn hóa sẽ trở thành một trong ba trụ cột phát triển bền vững của đất nước.

    Nội dung thành phần của Chương trình bám sát nội dung kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 về sáu nhiệm vụ, bốn giải pháp để xây dựng và phát triển văn hóa; Kết luận của Chủ tịch Quốc hội về chín nhóm chính sách và bảy nhiệm vụ phát triển văn hóa tại Hội thảo về cơ chế chính sách, nguồn lực phát triển Văn hóa năm 2022. Theo đó, Chương trình được thiết kế gồm 10 nội dung thành phần, 153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết. Thời gian thực hiện Chương trình trong 11 năm, từ năm 2025 đến năm 2035 và chia thành các giai đoạn.

    Tán thành với sự cần thiết đầu tư chương trình

    Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban tán thành với sự cần thiết đầu tư Chương trình như Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình của Chính phủ và cho rằng: Việc đầu tư Chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn; tiếp tục khẳng định các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hoá đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước; góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về phát triển văn hóa đề ra trong các nghị quyết của Đảng.

    Đối thoại - Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa (Hình 2).

    Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh.

    Việc thực hiện chương trình sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

    Ủy ban nhận thấy trình tự, thủ tục xây dựng Chương trình theo báo cáo tại Hồ sơ về Chương trình đã tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    Hồ sơ về Chương trình đã được Chính phủ chuẩn bị khẩn trương, nghiêm túc, chỉnh sửa nhiều lần trên cơ sở góp ý của các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia, ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước.

    Về sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, ông Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, chương trình được xây dựng về cơ bản phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030; chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 và một số chiến lược có nội dung liên quan.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU