noel giáng sinh vui vẻ
Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
spot_img
More
    Trang chủTiêu điểmChỉ xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách được chuẩn...

    Chỉ xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách được chuẩn bị kỹ lưỡng

    Sáng 28/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 17, cho ý kiến việc chuẩn bị kỳ họp bất thường thứ 2 Quốc hội khóa XV.

    2 phương án thời gian kỳ họp bất thường

    Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) một số vấn đề về việc tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội các nội dung:

    Xem xét, quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch; Xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Xem xét việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; Xem xét, quyết định một số vấn đề về tài chính, ngân sách;…

    Tiêu điểm - Chỉ xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách được chuẩn bị kỹ lưỡng

    Quang cảnh phiên họp thứ 17 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

    Về thời gian và hình thức họp, căn cứ tiến độ chuẩn bị các nội dung, Tổng Thư ký Quốc hội đề xuất 2 phương án. Theo đó:

    Phương án 1: Trường hợp toàn bộ nội dung trình tại kỳ họp bất thường chưa kịp xem xét đủ điều kiện trong tháng 12/2022 thì đề nghị tổ chức họp sau Tết Nguyên Đán (trong tháng 2/2023) và theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

    Phương án 2: Trường hợp toàn bộ nội dung trình tại kỳ họp bất thường được xem xét xong trong tháng 12/2022 và đủ điều kiện trình thì đề nghị tổ chức họp trước Tết Nguyên Đán (đầu tháng 1/2023) theo hình thức họp trực tuyến kết hợp họp tập trung. Trong đó, họp trực tuyến để thảo luận, cho ý kiến, còn họp tập trung để biểu quyết các nội dung (hoặc nếu xét thấy việc đi lại dịp Tết khó khăn thì có thể họp trực tuyến cả kỳ).

    Tiêu điểm - Chỉ xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách được chuẩn bị kỹ lưỡng (Hình 2).

    Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường.

    Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị, các cơ quan cần khẩn trương hoàn thành việc chuẩn bị các nội dung của kỳ họp để Ủy Thường vụ Quốc hội có cơ sở xem xét, quyết định việc tổ chức và triệu tập kỳ họp bảo đảm đúng thời gian quy định (chậm nhất là 7 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp).

    Liên quan đến công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 5, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, dự kiến Quốc hội làm việc 17 ngày; họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày thứ hai 22/5/2022.

    Dự kiến tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 6 dự án luật, dự thảo Nghị quyết; Cho ý kiến 6 dự án luật. Cũng tại kỳ họp thứ 5, dự kiến sẽ xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế – xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác;…

    Về hình thức họp, Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Tại kỳ họp này, Quốc hội thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội sửa đổi đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

    Ngoài ra, Tổng Thư ký Quốc hội cũng đề nghị UBTVQH xem xét, quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để cho ý kiến về một số nội dung cần thiết trước khi trình Quốc hội.

    Đồng thời, đề nghị Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban đề xuất những nội dung cần thảo luận tại Hội nghị để sớm xây dựng kế hoạch tổ chức.

    Về nội dung chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, với khối lượng công việc dự kiến, đề nghị Chính phủ bám sát hơn chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.

    Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng

    Về kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, kỳ họp bất thường chỉ thực hiện theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu của một trong các chủ thể: Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ hoặc là 2/3 ĐBQH kiến nghị và chỉ xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách, đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đã chín, đã rõ và có sự đồng thuận, thống nhất cao,…

    Nhấn mạnh mặc dù là vấn đề cấp bách nhưng nếu chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng thì cũng không thể tổ chức Phiên họp bất thường, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các nội dung Chính phủ trong quá trình chuẩn bị các nội dung trình tại Kỳ họp bất thường phải  thể hiện, đáp ứng được các nguyên tắc nêu trên.

    Cơ bản thống nhất với 7 nội dung Chính phủ trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 được nêu tại văn bản 7828, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, nếu Chính phủ muốn bổ sung thêm nội dung về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp. Hồ Chí Minh (thay thế Nghị quyết số 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp. Hồ Chí Minh), UBTVQH ủng hộ nhưng quan trọng nội dung này phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, kịp thời gian quy định.

    Tiêu điểm - Chỉ xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách được chuẩn bị kỹ lưỡng (Hình 3).

    Chủ tịch Quốc hội cho biết kỳ họp bất thường lần 2 chỉ xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách.

    Thống nhất cao đối với 4 nội dung được Chính phủ trình tại Kỳ họp bất thường lần 2 bao gồm: Xem xét, quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch; Xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi);

    Xem xét việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; xem xét, quyết định một số vấn đề về tài chính, ngân sách cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. 

    Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và đáp ứng thời gian trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội. Đồng thời, thống nhất thời gian diễn ra Kỳ họp bất thường lần thứ 2 là trong tuần đầu tiên của tháng 1 năm 2023.

    Liên quan đến, hình thức tổ chức, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, tiếp tục cân nhắc lựa chọn một trong hai phương án: phương án 1 theo hình thức họp trực tuyến (tập trung ĐBQH hoạt động chuyên trách và kết nối với các điểm cầu tại địa phương) và phương án 2 là họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng yêu cầu, Tổng Thư ký Quốc hội khẩn trương có văn bản đề nghị Chính phủ, các cơ quan tổ chức hữu quan xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các luật và nghị quyết đã được Quốc hội thông qua và xây dựng kế hoạch để triển khai trong thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về các dự án luật, nghị quyết thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU