noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngDoanh nghiệpCEO Lê Thị Thu Thủy: VinFast sẽ hòa vốn trong 1-2 năm

    CEO Lê Thị Thu Thủy: VinFast sẽ hòa vốn trong 1-2 năm

    Công ty mẹ Vingroup và Chủ tịch Phạm Nhật Vượng đã cam kết rót 2,5 tỷ USD vào VinFast, đảm bảo cho hãng xe hoạt động đến khi hòa vốn và sinh lời.

    Từ một doanh nghiệp không mấy tên tuổi trong thị trường xe điện (EV) toàn cầu cạnh tranh khốc liệt, VinFast quyết định “tấn công” thị trường Mỹ bằng việc xuất khẩu các mẫu xe điện, sau đó là việc khởi công một nhà máy ở Bắc Carolina,

    Hôm 14/8, VinFast hoàn tất việc sáp nhập với Black Spade Acquisition, một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) và bắt đầu giao dịch trên sàn Nasdaq một ngày sau đó. Thương vụ ban đầu định giá VinFast ở mức 23 tỷ USD.

    Kế hoạch chuyển nhượng thêm cổ phiếu

    Ngày đầu tiên giao dịch tại Mỹ, cổ phiếu của VinFast (VFS) mở cửa ở mức 22 USD, cao hơn gấp đôi so với định giá ban đầu (10 USD/cổ phiếu). VFS sau đó đóng cửa ở mức 37,06 USD, mang lại cho nhà sản xuất xe điện vốn hóa thị trường 85 tỷ USD – cao hơn 48 tỷ USD của Ford và 46 tỷ USD của General Motors.

    Sau khi sụt giảm 3 phiên liên tiếp, VFS khởi đầu tuần mới trong sắc xanh và đóng cửa với mức 36,72 USD/cổ phiếu, tăng 251% so với ngày đầu niêm yết. Cổ phiếu này đã có lúc được giao dịch ở mức 46,98 USD/cổ phiếu trong ngày 22/8.

    Tính đến cuối ngày 22/8, VinFast được định giá 88,59 tỷ USD, trở thành hãng xe điện có giá trị thứ hai trên toàn cầu, chỉ sau Tesla (740,14 tỷ USD), theo dữ liệu thời gian thực trên companiesmarketcap.com.

    Hồ sơ doanh nghiệp - CEO Lê Thị Thu Thủy: VinFast sẽ hòa vốn trong 1-2 năm

    CEO VinFast toàn cầu Lê Thị Thu Thủy phát biểu tại lễ khởi công nhà máy của công ty ở Bắc Carolina, Mỹ hôm 28/7. Ảnh: Nikkei

    Tuy nhiên, do 99% số cổ phiếu của VinFast hiện do tỷ phú Phạm Nhật Vượng nắm giữ, số lượng cổ phiếu được giao dịch trên thị trường tương đối thấp. Giới phân tích khẳng định, tiềm lực của công ty chỉ có thể được đánh giá một cách thực chất khi có nhiều cổ phiếu được sang tay hơn. VinFast có khoảng 2,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, nhưng số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng chỉ ở mức 4,5 triệu.

    “Vì vậy, sự biến động của VFS là điều dễ hiểu. Chúng tôi dự định thực hiện một đợt chuyển nhượng trong 6-9 tháng tới, mang lại tính thanh khoản cao hơn cho thị trường”, bà Lê Thị Thu Thủy, CEO VinFast toàn cầu cho biết.

    “Nếu chúng tôi có thể làm điều đó, tôi nghĩ giá trị của công ty sẽ lớn hơn rất nhiều. Hãy nhìn cách thế giới chuyển từ động cơ đốt trong sang xe điện. Nếu một công ty có thể tiếp cận được tất cả mọi người, công ty đó sẽ có cơ hội vô cùng lớn”, bà Thủy nói.

    Động thái “hướng tới tương lai” 

    Tương lai của VinFast sẽ được xác định bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như sự quan tâm của nhà đầu tư đối với lĩnh vực xe điện, cũng như khả năng bán ô tô trên toàn cầu của hãng.

    Dữ liệu cho thấy giá cổ phiếu xe điện nói chung đang có xu hướng giảm. Chẳng hạn, mức định giá của Rivian được niêm yết trên Nasdaq đã giảm gần 85% xuống còn 19,9 tỷ USD kể từ khi niêm yết trên Nasdaq vào tháng 11/2021. Điều tương tự cũng xảy ra với các công ty châu Á như Xpeng và Nio.

    Mặc dù vậy, VinFast đang nhận được sự hỗ trợ của công ty mẹ Vingroup và Chủ tịch Phạm Nhật Vượng với số vốn cam kết 2,5 tỷ USD, giúp công ty hoạt động đến khi hòa vốn và sinh lời, bà Thủy khẳng định trong một cuộc phỏng vấn trên CNN. Bà cũng kỳ vọng VinFast sẽ hòa vốn trong 1-2 năm.

    Hồ sơ doanh nghiệp - CEO Lê Thị Thu Thủy: VinFast sẽ hòa vốn trong 1-2 năm (Hình 2).

    Một chiếc xe điện VF8 được trưng bày tại showroom của VinFast ở Santa Monica, California, Mỹ ngày 13/9/2022. Ảnh: CNN

    “Quy tắc chung trong ngành là khi doanh số bán hàng đạt khoảng 200.000 xe, bạn sẽ hòa vốn. Cơ sở chi phí của chúng tôi thấp hơn, vì vậy nếu chúng tôi đạt được từ 100.000 đến 150.000 xe mỗi năm, chúng tôi có thể hòa vốn”, bà Thủy cho biết.   

    Theo bà Thủy, việc xây dựng nhà máy ở Bắc Carolina là một động thái “hướng tới tương lai”. Cơ sở sản xuất của VinFast ở Mỹ sẽ giúp khách hàng của công ty được hưởng các khoản ưu đãi thuế. 

    “Xe của chúng tôi được chứng nhận ở Mỹ và EU bằng cách đáp ứng các tiêu chuẩn ở những nơi này. Chúng tôi chưa có thương hiệu. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần phải đưa ra mức giá cạnh tranh nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng”, bà Thủy khẳng định.  

    Theo bà Thủy, VinFast là nhà sản xuất xe điện duy nhất cung cấp đầy đủ các dòng xe ở mọi phân khúc, từ xe mini đến SUV. Tính đến ngày 30/6, công ty đã giao được 19.000 chiếc xe loại này.

    VinFast hiện đã xuất xưởng gần 3.000 chiếc xe sang Bắc Mỹ. Công ty cũng đã mở trụ sở ở châu Âu và đang tìm cách mở rộng thị trường sang khu vực Đông Nam Á và Trung Đông.

    Nguyễn Tuyết (Theo Nikkei, CNN, Bloomberg)

     

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU