Tới nay, Tây Du Ký 1986 vẫn được đánh giá là phiên bản thành công nhất của Tây Du Ký.
Có thể khẳng định, từ nội dung tới diễn xuất, các diễn viên đều toát lên sự chuyên nghiệp hiếm có.
Trong đó, một cảnh quay được nhắc đi nhắc lại khá nhiều là khi thầy trò Đường Tăng lạc vào Bàng Tơ động và Trư Bát Giới bị các yêu tinh nhện dùng nhan sắc mĩ miều mê hoặc đến ngẩn ngơ.
Lúc dàn cảnh, đạo diễn đã đưa ra đề nghị đóng cảnh gợi cảm nhưng các diễn viên nữ đều khéo léo từ chối. Cuối cùng, mọi người đã nảy ra ý tưởng cực kỳ xuất sắc, nhằm đảm bảo phim hay nhưng không bị lố. Và đây cũng là một trong những cảnh quay kinh điển đánh lừa khán giả suốt nhiều năm trời.
Để giải quyết vấn đề, đạo diễn và những người trong đoàn nghĩ ra cách đính đá lấp lánh trên rốn của diễn viên để tạo hiệu ứng hình ảnh khi quay.
Trong một phân cảnh khác, đạo diễn mời diễn viên nam đóng cảnh lộ bụng cho 7 yêu nhền nhện. Như vậy, không có một nữ diễn viên nào phải khoe bụng trong cảnh này.
Đến khi phải tắm hồ để dụ dỗ Trư Bát Giới, 7 yêu nhền nhện quyến rũ mà khán giả vẫn xuýt xoa cảnh nóng vốn là do 7 nam diễn viên đảm nhận.
Được biết: “Nam diễn viên đóng những cảnh trang phục bị ướt và dính sát vào da. Chúng tôi đã phải đặt máy quay ở phía xa, tạo hiệu ứng khói mờ ảo để đánh lừa khán giả rằng đó thực sự là 7 yêu nhền nhện xinh đẹp”.
Còn cảnh quay yêu nhện nhả tơ vừa được thực hiện bằng kỹ xảo tại trường quay, vừa kết hợp kỹ xảo hậu kỳ.
Trước đó, chuyên gia khói lửa là Lưu Lễ đã đề xuất phương án, “áp” một loại trang phục đạo cụ lên khu vực bụng của những nữ diễn viên vào vai nhện tinh, sau đó làm phụt ra khí glycol để tạo ra những cột khí tượng trưng cho những cột tơ. Tuy nhiên, bước đi của những cột khí từ glycol lại quá ngắn, độ khuếch tán lại rộng nên phương án trên đã bị loại bỏ.
Cuối cùng, Dương Khiết đề ra phương án khi bắt đầu quay, mọi người sẽ điều khiển tay sao cho những sợi tơ trong tay rung lắc nhịp nhàng bằng những sợi tơ giả còn lại sẽ do bộ phận hậu kỳ xử lý, bằng cách tăng thêm hiệu ứng ánh sáng, từ đó tạo ra hình ảnh như trên màn hình mà khán giả được xem.
Về cảnh quay con cá trê lượn lờ qua chân của các nữ yêu, nhân viên đạo cụ của đoàn tranh thủ lấy một con trong nhà ăn ở trên núi mang xuống.
Để điều khiển đường đi của chú cá này, đoàn phim đã dùng một sợi dây câu mảnh và trong, buộc quanh mình chú cá, lúc nào giật cho chú cá này bơi mới được bơi, khi nào dừng là phải dừng.
Tối đến, cả đoàn được bữa canh cá hầm trông khá ngon mắt, kể ra cũng là một bữa khá đuề huề hôm đó. Dù là cảnh nóng nhưng những cảnh quay đó không kiến Tây Du Ký 1968 trở nên dung tục, phản cảm một chút nào. Đây cũng là lý do mà cho đến tận bây giờ, bản 1968 vẫn được nhiều người yêu thích nhất.
Còn nhớ, năm 2010, Trương Kỷ Trung có làm lại Tây Du Ký và hứng đủ gạch đá vì cho diễn viên ăn mặc khoe da thịt quá nhiều cũng trong phân cảnh yêu nhền nhện này.
Trúc Chi (Tổng Hợp)
Link bài gốc: https://www.nguoiduatin.vn/canh-nong-duy-nhat-trong-tay-du-ky-1986-da-lua-khan-gia-nhu-the-nao-a638519.html