noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủKhỏe & ĐẹpCảnh báo, giả mạo bác sĩ để quảng cáo thực phẩm bảo...

    Cảnh báo, giả mạo bác sĩ để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

    Cục An toàn thực phẩm vừa phát đi cảnh báo về tình trạng lợi dụng danh nghĩa của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nhằm trục lợi.

    Lợi dụng danh nghĩa cơ sở y tế, bác sĩ để trục lợi

    Theo Cục An toàn thực phẩm, hiện nay, trên một số trang mạng xã hội đang có tình trạng sử dụng hình ảnh, danh nghĩa của các đơn vị, cơ sở y tế, bác si, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo cho các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu lầm cho người sử dụng.

    Đặc biệt là tình trạng lạm dụng hình ảnh của các bác sĩ, dược sĩ có uy tín đã nghỉ hưu để tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

    Sức khỏe - Cảnh báo, giả mạo bác sĩ để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

    Kẻ xấu lập Facebook giả mạo bác sĩ để quảng cáo bán thuốc điều trị bệnh đái tháo đường và đưa ra các thông tin sai lệch về bệnh này.

    Liên quan đến những thông tin này, mới đây, TS.BS Phan Hướng Dương – Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, đã lên tiếng về việc bị kẻ xấu lập Facebook giả mạo tên tuổi để quảng cáo bán thuốc điều trị bệnh đái tháo đường và đưa ra các thông tin sai lệch về bệnh này.

    Đồng thời, TS.BS Phán Hướng Dương lưu ý người dân cần cẩn trọng trước các thông tin trên mạng xã hội để tránh bị lừa đảo, đồng thời đã báo cáo cơ quan chức năng xử lý.

    Ngoài ra, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nhận được một đoạn clip có âm thanh và ký tự trên clip mạo danh bác sĩ của bệnh viện, chia sẻ và giới thiệu cuốn sách mang tên “Minh triết trong ăn uống của người phương Đông”.

    Cụ thể, người này khẳng định cuốn sách mới có thể chữa bệnh cho mọi người chứ không phải các phương pháp y học hiện đại.

    Không những vậy, một số cá nhân đã chia sẻ đoạn clip trên lên trang Facebook, tiêu biểu như tài khoản H.V.N. (có đến 203.000 người theo dõi) nhằm tạo niềm tin rằng “bác sĩ Quân y 108” đã khẳng định chỉ cần áp dụng “liệu pháp chữa lành tự nhiên” là “chữa tất cả” và dần dẫn dắt người dân mua thực phẩm chức năng.

    Theo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, việc mạo danh, lấy thương hiệu “bác sĩ Quân y 108” để trục lợi cá nhân, mua bán các thực phẩm chức năng, thuốc, sách… làm ảnh hưởng tới uy tín của Bệnh viện TW Quân đội 108, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, tạo những tư tưởng sai sự thật.

    Đưa ra nhiều cảnh báo cho người tiêu dùng

    Trước tình trạng nêu trên, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo về tình trạng sử dụng hình ảnh, danh nghĩa của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

    Sức khỏe - Cảnh báo, giả mạo bác sĩ để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (Hình 2).

    Trang Facebook mạo danh bác sĩ của bệnh viện Quân y 108 chia sẻ và giới thiệu cuốn sách mang tên “Minh triết trong ăn uống của người phương Đông”.

    Cục An toàn thực phẩm, cho biết theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm. Như vậy, việc làm trên là không phù hợp với quy định của pháp luật.

    Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo:

    Không có bất kì thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào được phép ghi công dụng “điều trị bệnh”. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

    Đọc kỹ nhãn sản phẩm. Trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có dòng chữ: “thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng, đối tượng, liều dùng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe.

    Chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng.

    Khi mua, nhận sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU