Theo Newsflare, sau khi phát hiện con cá mái chèo dài khoảng 3,8m ngư dân đã báo cáo cho các quan chức bảo vệ động vật hoang dã địa phương. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng đến nơi con cá mái chèo đã chết.
Truyền thông địa phương cho biết, con cá mái chèo có nhiều vết thương ở mặt, bao gồm biến dạng và chảy máu nhiều. Theo văn hóa dân gian, nhiều người dân địa phương lo lắng rằng con cá mái chèo là điềm báo của một trận động đất sắp xảy ra.
Giới chức địa phương đã trấn an người dân và giải thích rằng mặc dù cá mái chèo thường được liên kết với những huyền thoại và tin đồn về dự đoán động đất, nhưng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.
Loài cá Oarfish (còn được gọi là cá mái chèo, tên khoa học Regalecus glesne). Được mô tả lần đầu tiên vào năm 1772, tuy nhiên rất hiếm bắt gặp vì chúng sống ở sâu dưới lòng đại dương. Cá mái chèo được coi là sống ở độ sâu khoảng 1.000 m so với mặt nước biển.
Ngoài ra cá mái chèo còn có nhiều biệt danh như “rồng biển”, cá “đai vua”, cá “ngày tận thế”… vì từ lâu nó được xem là điềm xấu trên đại dương.
Theo quan niệm của người Nhật Bản, xác cá Oarfish trôi vào bờ là điềm báo sắp có động đất. Niềm tin này xuất phát từ một truyền thuyết xác cá Oarfish trôi dạt ở bờ biển chính là thông điệp gửi đến từ cung điện của thần biển.
Về loài cá Oarfish, các chuyên gia cho rằng do sống gần đáy biển nên chúng nhạy cảm hơn với những chuyển động của đất so với những loài sống gần mặt biển. Tuy nhiên, việc loài cá này có khả năng dự báo động đất hay không vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được.
Quốc Tiệp (theo Newsflare)
Link bài gốc: https://www.nguoiduatin.vn/ca-mai-cheo-khong-lo-xuat-hien-tren-bai-bien-khien-nguoi-dan-lo-lang-a650143.html