noel giáng sinh vui vẻ
Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngKinh tế vĩ môBộ NN&PTNT đề xuất biện pháp gỡ khó cho người chăn nuôi...

    Bộ NN&PTNT đề xuất biện pháp gỡ khó cho người chăn nuôi heo

    Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cần tổ chức lại việc chăn nuôi heo gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm bảo đảm cân đối cung – cầu và ổn định giá cả đầu ra.

    Sáng ngày 31/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức họp báo thường quý I và một số nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Thường trực Phùng Đức Tiến.

    Giải pháp để giữ vững tăng trưởng

    Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, để đạt được tăng trưởng giá trị gia tăng toàn ngành 2,9 – 3%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản khoảng 14 tỷ USD trong quý II, cần chú ý tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trọng tâm.

    Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, Thứ trưởng nhấn mạnh công tác theo dõi sát tình hình thời tiết khí tượng, thủy văn để chỉ đạo thời vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp. Nắm bắt tình hình sản lượng các loại cây ăn quả chủ lực phục vụ xuất khẩu như thanh long, nhãn, xoài, sầu riêng, cây có múi đề xuất chỉ đạo rải vụ cây trồng phù hợp với thị trường tiêu thụ, có giá bán tốt và hiệu quả kinh tế cao.

    Kinh tế vĩ mô - Bộ NN&PTNT đề xuất biện pháp gỡ khó cho người chăn nuôi heo

    Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại sự kiện (Ảnh: Chí Tuệ).

    Bên cạnh đó, với lĩnh vực chăn nuôi, mục tiêu đặt ra là kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, theo dõi sát diễn biến thị trường nguyên liệu, nguồn cung và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, có biện pháp chỉ đạo kịp thời tránh tình trạng tăng đột biến về giá cả. Nghiên cứu, đề xuất kế hoạch xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (ngô, sắn), tập trung vào một số khu vực có tiềm năng.

    Nhấn mạnh về lĩnh vực thuỷ sản, Thứ trưởng cho biết cần tăng cường kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật về thủy sản tại địa phương về IUU; theo dõi diễn biến của thời tiết, dự báo ngư trường, nhu cầu của thị trường kịp thời chỉ đạo sản xuất nuôi trồng, khai thác thủy sản hiệu quả, đạt các mục tiêu kế hoạch năm. 

    Với lĩnh vực lâm nghiệp, cần theo dõi, đôn đốc các địa phương chuẩn bị đủ cây giống, hiện trường để trồng rừng theo kế hoạch, chủ động kiểm soát chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp; thông tin, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; chỉ đạo, đôn đốc hệ thống kiểm lâm cả nước, bố trí lực lượng thường trực tại các vùng rừng có nguy cơ cháy cao.

    Về vấn đề hợp tác quốc tế, Thứ trưởng cho rằng cần phát triển thị trường thúc đẩy tiêu thụ nông sản: Đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới. 

    Đối với ngành thủy lợi, phòng chống thiên tai, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề xuất theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, nguồn nước, xâm nhập mặn để chỉ đạo ứng phó chủ động, kịp thời, hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2023.

    Bộ NN&PTNT lên tiếng về vấn đề thịt heo giảm

    Trả lời tại họp báo về vấn đề giá thịt heo hiện nay, ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) nhận định, tình trạng giá heo hơi giảm không phải chỉ ở Việt Nam mà là xu hướng tác động trên toàn cầu do dịch Covid-19.

    Lý giải vấn đề này, ông Chinh cho biết do nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bị tác động bởi Covid-19 bị đứt gãy đã đẩy giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao liên tục, và đến thời điểm này cũng chưa thể khẳng định được đến khi nào thì giá thức ăn chăn nuôi ổn định trở lại. 

    Ngoài ra, sức mua của người tiêu dùng giảm trong khi sức sản xuất của người dân ở quy mô nông hộ, trang trại do áp dụng công nghệ nên năng suất, chất lượng được cải tiến và tăng cao.

    Từ đó, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi đề xuất cần phải cải tiến thị trường, trong đó định hướng nhanh chóng để xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi mà chúng ta đang thừa nhằm giảm bớt sức ép về thị trường.

    Để tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi heo, ông Chinh đề xuất cần tìm giải pháp kéo, giảm giá các loại thức ăn chăn nuôi. Ðặc biệt, cần tổ chức lại việc chăn nuôi heo gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm bảo đảm cân đối cung – cầu và ổn định giá cả đầu ra cho người chăn nuôi.

    Kinh tế vĩ mô - Bộ NN&PTNT đề xuất biện pháp gỡ khó cho người chăn nuôi heo (Hình 2).

    Nâng cao sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi từ việc nâng cao chất lượng con giống.

    Để nâng cao sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi, ông Phùng Đức Tiến cho rằng, không cách nào khác là nâng cao chất lượng con giống, giảm chi phí thức ăn chăn nuôi. Bộ đã chỉ đạo Tập đoàn C.P trồng nguyên liệu tại chỗ sắn, ngô, đậu tương để cân đối giá thành thức ăn chăn nuôi, vì mặc dù giá nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thấp nhưng phụ thuộc vào nhập khẩu vẫn ở thế bị động.

    Kết luận tại họp báo, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ: “Nền NN&PTNT đã xác định năm 2023 hết sức khó khăn, nên công tác điều hành phải linh hoạt, kịp thời. Trong quý vừa qua, do ảnh hưởng từ thị trường, lạm phát lãi suất ngân hàng cao, room ngân hàng hạn chế, nhưng an ninh lương thực vẫn đảm bảo”. 

    Theo Thứ trưởng, hiện nay, hạ tầng nông nghiệp, hệ thống logistics còn yếu kém nên việc giải ngân đầu tư công là yếu tố quan trọng để đưa sản xuất nông nghiệp sang nền kinh tế nông nghiệp. Trong bối cảnh khó khăn, phức tạp trong nước và quốc tế, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những tăng trưởng tích cực, về tổ chức sản xuất vẫn ghi nhận tăng trưởng.

    Riêng về xuất khẩu, 3 tháng đầu năm đà sụt giảm, đòi hỏi những giải pháp trước mắt, lâu dài đảm bảo mục tiêu của Chính phủ giao. Trong đó, tập trung hạn chế tối đa nhất thủ tục hành chính. 4 chiến lược ngành: Nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản cần bám sát để có kế hoạch, mô hình sản xuất.

    Đồng thời, Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh việc huy động tất cả nguồn lực vào phát triển nông nghiệp, tạo thuận lợi cho bà con nông dân, HTX, doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU