Lợi ích ăn hành thường xuyên
Lợi tiểu, chữa cảm cúm: Theo đông y, hành có vị cay, tính ôn, không độc, vào hai kinh phế và vị. Hành có tác dụng hòa trung, thông dương, hoạt huyết, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa cảm cúm, ho sốt, nhức đầu, sổ mũi.
Tốt cho phụ nữ: Hành tăng tiết dịch tiêu hóa, chữa chứng ăn không ngon, không tiêu, trướng khí, nôn mửa. Hành còn là vị thuốc ôn dương. Do làm ấm thận, hành còn làm ấm cả bào cung nơi có ba kinh nhâm, xung, và dốc chi phối sức khỏe phụ nữ (kinh nguyệt, thai sản).
Tăng cường miễn dịch: Theo tây y, hành thuộc họ Hành Tỏi, đều chứa allicin – một kháng sinh rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Hành vừa tăng cường miễn dịch vừa diệt vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, hành rất hiệu nghiệm đối với các bệnh cảm cúm, viêm nhiễm trong cơ thể.
Giúp hạ cholesterol: Hành còn có tác dụng điều tiết thân nhiệt, tạo điều kiện hoạt động của tuyến mồ hôi; và làm tiêu cục máu đông gây tắc mạch máu. Ăn hành đều đặn với lượng vừa phải sẽ giúp hạ cholesterol máu, cản trở sự tích tụ cholesterol trên thành mạch máu. Hành có chứa “insulin thảo mộc” nên dùng tốt cho bệnh nhân tiêu đường.
Ăn nhiều hành tác hại gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, thực tế ăn hành lá nhiều không tốt cho sức khỏe. Khi chế biến, bạn chỉ nên dùng khoảng 50 – 70g hành lá vào mỗi món ăn là hợp lý nhất, điều này sẽ giúp bạn không gặp phải các tác hại của hành lá dưới đây:
Gây mùi cơ thể: Giống như hành tây hay hành tím, trong hành lá cũng có chứa một lượng lớn hoạt chất lưu huỳnh – tác nhân chính khiến cơ thể bạn tỏa ra mùi hương không mấy dễ chịu. Theo đó, lượng lưu huỳnh sau khi được hấp thu vào sẽ thấm vào máu và luân chuyển đi khắp cơ thể, rồi giải phóng qua lỗ chân lông trên bề mặt da, đẩy bạn rơi vào tình trạng bị “nặng mùi”. Ngoài ra, nếu liên tục sử dụng quá nhiều hành lá, mùi hương này sẽ “tồn đọng” ngay trong khoang miệng cả vài ngày sau đó và rất dễ gây hôi miệng.
Dễ bị bốc hỏa: Trong y học cổ truyền, hành lá được xếp vào nhóm dược liệu có tính ấm, vị hăng cay, thường thích hợp với người đang điều trị cảm lạnh. Nhưng cũng chính vì lẽ đó, nếu bạn thích ăn và thường xuyên ăn với lượng lớn thì đôi khi sẽ gặp phải tác dụng ngược, dễ bị bốc hỏa, bứt rứt, nóng trong người vô cùng khó chịu.
Ảnh hưởng tới thị lực: Tới nay các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành và chưa đưa ra kết quả chính xác về tác động của việc ăn hành lá tới việc suy giảm thị lực. Song dù vậy, giống như khi ăn đồ quá cay nóng, nếu bạn tiếp nạp một lượng lớn hành lá, bạn sẽ cảm thấy hoa mắt và mắt mờ đi. Vì thế, để hạn chế mắc những vấn đề nghiêm trọng khác liên quan đến thị giác, lời khuyên là nên kiểm soát dùng lượng hành lá ở mức an toàn.
Ai không nên ăn hành?
Người bị bệnh ngoài da: Hành là một loại thực phẩm có vị cay nồng, khó chịu, có thể gây dị ứng da nên những bệnh nhân mắc bệnh ngoài da cần chú ý ăn ít hành tây.
Người bị bệnh về mắt: Hành tây có chứa allicin, một thành phần kích thích, nguyên nhân khiến người ta thường khóc hoặc chảy nước mắt khi cắt hành. Thành phần này sẽ kích thích tuyến lệ, cơ thể sẽ tiết ra nước mắt một cách tự nhiên để bảo vệ mắt. Do đó, những bệnh nhân mắc các bệnh về mắt thường dễ bị kích thích bởi allicin khi ăn, dễ ảnh hưởng đến trạng thái mắt của con người, có triệu chứng mờ mắt và sốt. Vì vậy, những bệnh nhân mắc các bệnh về mắt khi ăn hành cần thận trọng và nhớ là không nên ăn quá nhiều.
Người luôn nóng trong người: Những người có cơ địa nóng hoặc sốt nên thận trọng khi ăn hành. Đó là do hành có vị cay nồng, tính ấm. Người có tính nóng, nếu ăn những thực phẩm như vậy dễ gây nóng giận, làm cho khí của cơ thể bị khô và nóng.
Người mắc bệnh thận: Do hành tây có nhiều khoáng chất phốt pho nên nếu người bệnh thận ăn quá nhiều hành tây hàm lượng phốt pho trong cơ thể sẽ tăng gánh nặng chuyển hóa cho cơ thể nên dễ gây tổn thương thận, khiến bệnh thận của người bệnh thêm trầm trọng, không có lợi cho quá trình phục hồi bệnh. Tuy nhiên, người bệnh thận ăn hành vừa phải sẽ không có tác dụng gì nếu hành tây đã được nấu chín, hàm lượng khoáng chất được giảm bớt, do đó gánh nặng cho thận sẽ tương đối nhẹ và không gây hại nghiêm trọng.
Trúc Chi (theo Sức khỏe & Đời sống, VOV)
Link bài gốc: https://www.nguoiduatin.vn/an-nhieu-hanh-co-sao-khong-a603974.html