noel giáng sinh vui vẻ
Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024
spot_img
More
    Trang chủKhỏe & ĐẹpĂn kem từ nguyên liệu quá hạn, người tiêu dùng có quyền...

    Ăn kem từ nguyên liệu quá hạn, người tiêu dùng có quyền khởi kiện?

    Công ty cổ phần đầu tư thương mại và sản xuất Tràng Tiền số 10 mới đây bị phát hiện sử dụng nguyên liệu hết hạn để sản xuất kem.

    Mới đây, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết lực lượng QLTT Tp. Hà Nội vừa phối hợp với đơn vị chức năng trên địa bàn kiểm tra, phát hiện và thu giữ gần 9.400 hộp kem sữa đặc do nước ngoài sản xuất quá hạn sử dụng, dùng để sản xuất kem.

    Số hàng hoá trên được phát hiện tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và sản xuất Tràng Tiền số 10 (ở xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội) do bà Phạm Thị Ngạn làm Giám đốc.

    Ngoài 9.400 hộp kem sữa đặc (gần 10 tấn), lực lượng chức năng còn phát hiện 30.000 cây kem thành phẩm trên bao bì ghi “Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và sản xuất Tràng Tiền số 10”.

    Thông tin trên đã khiến nhiều người bàn tán và lo ngại vì kem Tràng Tiền là một sản phẩm rất quen thuộc với người tiêu dùng, đặc biệt ở khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận.

    Sức khỏe - Ăn kem từ nguyên liệu quá hạn, người tiêu dùng có quyền khởi kiện?

    Kem Tràng Tiền số 10 vừa bị lực lượng chức năng phát hiện thu giữ.

    Nhìn nhận dưới góc độ sức khỏe, trao đổi với Người Đưa Tin, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, sữa đặc có đường là loại sữa tương đối an toàn. Trong trường hợp sữa quá hạn dùng trực tiếp pha uống hoặc dùng cho trẻ thì sẽ có khả năng gặp rủi ro.

    “Rất nhiều trường hợp đã dùng sữa đặc có đường quá hạn để sản xuất bánh kẹo và sản xuất những sản phẩm khác. Trong trường hợp này, người ta đã phải qua một quá trình xử lý. Bởi, điều đáng ngại nhất là sữa đã bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, hiện nay phải xác định được sữa đó có bị nhiễm khuẩn hay không? nếu nhiễm khuẩn (vi sinh vật sống) thì nướng lên là vi khuẩn cũng sẽ chết. Cần phân biệt rõ giữa nhiễm khuẩn và nhiễm độc”, PGS.TS Duy Thịnh cho hay.

    Theo ông Thịnh, sữa đặc có đường khả năng phát triển vi khuẩn rất thấp, vì hàm lượng đường cao, vi khuẩn không có khả năng phát triển. Cho nên, công ty dùng kem sữa đặc do nước ngoài sản xuất quá hạn sử dụng, dùng để sản xuất kem là sai, còn sai phạm như thế nào thì cơ quan chức năng sẽ xử lý.

    Dưới khía cạnh pháp lý, LS. Nghiêm Quang Vinh – Giám đốc công ty Luật Nghiêm Quang (đoàn luật sư Tp.Hà Nội) cho rằng, rất may cơ quan chức năng đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn trước khi 10 tấn kem sử dụng nguyên liệu quá hạn được tung ra thị trường.

    Sức khỏe - Ăn kem từ nguyên liệu quá hạn, người tiêu dùng có quyền khởi kiện? (Hình 2).

    LS. Vinh cho rằng người tiêu dùng có quyền khởi kiện nếu sử dụng sản phẩm và có biểu hiện về sức khỏe

    Người tiêu dùng nếu sử dụng kem có biểu hiện về sức khỏe hoàn toàn có thể khởi kiện được. “Người tiêu dùng cần xem mình có thiệt hại gì về mặt sức khỏe, tinh thần hay không? Khi có đầy đủ chứng cứ thì bên bán phải chịu trách nhiệm đền bù”, LS. Vinh cho biết.

    Phân tích thêm về những hậu quả mà doanh nghiệp sản xuất phải chịu, LS. Vinh cho rằng việc này ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu mà công ty đã gây dựng, người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm.

    Vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm thời gian qua cũng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận, người tiêu dùng. Theo LS. Vinh các chế tài, hành lang pháp lý để xử lý, răn đe các vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn đã có đủ, từ dân sự cho đến hình sự.

    Ông kỳ vọng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tới đây sẽ có thêm hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

    Trong thời gian qua, công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương, tạo sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những thành tích quan trọng trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát.

    Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm; tình trạng buôn lậu thực phẩm qua biên giới, quảng cáo thực phẩm sai sự thật, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc kích thích tăng trưởng diễn biến phức tạp; an toàn thực phẩm trong các khu công nghiệp, cơ sở giáo dục chưa bảo đảm… ảnh hưởng lớn tới an ninh, an toàn thực phẩm…

    Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm cũng đã ký ban hành kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023 diễn ra từ 15/4-15/5 với chủ đề “Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.

    Trong “Tháng hành động” các cơ quan chức năng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; nâng cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

    Liên quan tới việc lực lượng chức năng vừa phát hiện gần 10 tấn nguyên liệu quá hạn sử dụng để làm kem Tràng Tiền số 10 có cùng tên với loại kem Tràng Tiền nổi tiếng, khiến người tiêu dùng hoang mang. Thông tin với báo chí, đại diện Công ty Cổ phần Kem Tràng Tiền khẳng định vụ việc không hề liên quan gì đến sản phẩm Kem Tràng Tiền số 35 Tràng Tiền của Công ty Cổ phần Kem Tràng Tiền.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU