noel giáng sinh vui vẻ
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngKinh tế vĩ môĐề nghị kéo dài giảm 2% thuế VAT cho tất cả các...

    Đề nghị kéo dài giảm 2% thuế VAT cho tất cả các mặt hàng

    ĐBQH đề nghị Quốc hội cân nhắc xem xét cho phép tiếp tục kéo dài việc thực hiện chính sách giảm 2% thuế VAT cho tất cả các mặt hàng đến hết năm 2024.

    Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

    Chính sách hỗ trợ phải đúng thời điểm

    Phát biểu tại hội trường, đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) đánh giá, quá trình thực hiện Nghị quyết 43 cho thấy sự phối hợp giữa Chính phủ và Quốc hội là đặc biệt quan trọng.

    Đại biểu lấy ví dụ việc giảm thuế xăng dầu, chính sách giảm thuế VAT 2% đáng lý ra có thể được điều chỉnh để giảm cho tất cả các mặt hàng từ 10% xuống 8%, nhưng lại cứng nhắc phụ thuộc vào Quốc hội và phụ thuộc vào Nghị quyết 43.

    “Đối với chính sách giảm nộp thuế đến cuối năm 2024, nhiều ý kiến đề nghị giảm thêm vài tháng sang năm 2025, đây là thời điểm “giáp hạt” đối với doanh nghiệp”, ông Đồng nói.

    Kinh tế vĩ mô - Đề nghị kéo dài giảm 2% thuế VAT cho tất cả các mặt hàng

    Đại biểu Hà Sỹ Đồng, đoàn Quảng Trị (Ảnh: Quochoi.vn).

    Đại biểu cho rằng, bài học rút ra sau khi thực hiện Nghị quyết 43 là tập trung vào tính khả thi và chọn thời điểm. “Chính sách kinh tế vĩ mô có đặc điểm quan trọng là phải chọn đúng thời điểm, một chính sách đúng vào tháng 1 nhưng chưa chắc đã đúng vào tháng 3 khi diễn biến lạm phát, tăng trưởng đã khác”, vị đại biểu nói.

    Do đó, ông cho rằng, nếu trong tương lai chúng ta lại có các chương trình gói hỗ trợ kinh tế vĩ mô phải cân nhắc rất kỹ về yếu tố thời điểm để đưa chính sách vào cuộc sống.

    Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, nếu gặp tình huống cần chính sách hỗ trợ, việc đầu tiên cần nghĩ đến là giảm thuế, thậm chí có thể cân nhắc việc giảm thuế mức lớn hơn và cần tập trung vào một số ngành rất cụ thể.

    Ông lấy ví dụ vào thời điểm mới bắt đầu hết giãn cách, khôi phục các đường bay nên tính đến việc giảm VAT hàng không về 0 hoặc giảm các loại phí và thuế khác, điều này có thể giúp cho ngành hàng không và các ngành khác phục hồi phát triển kinh tế nhanh hơn.

    Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) nhìn nhận, đến hết năm 2023 còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, chưa phục hồi, nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể. Một số chính sách hỗ trợ người dân, người lao động triển khai còn chậm, còn lúng túng.

    Kinh tế vĩ mô - Đề nghị kéo dài giảm 2% thuế VAT cho tất cả các mặt hàng (Hình 2).

    Đại biểu Mai Văn Hải, đoàn Thanh Hóa (Ảnh: Quochoi.vn).

    Theo ông Hải, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên có cả nguyên nhân chủ quan, khách quan nhưng chủ yếu là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt. Các văn bản hướng dẫn phân bổ vốn, trình tự thủ tục giải ngân còn phức tạp. Việc áp dụng cơ chế đặc thù có việc còn vướng mắc và không ít cán bộ có tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm.

    Đánh giá cao hiệu quả của chính sách giảm thuế VAT 2%, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị Quốc hội cân nhắc xem xét cho phép tiếp tục kéo dài thêm thực hiện chính sách trong thời gian phù hợp.

    Hỗ trợ gần 44.500 tỷ đồng từ giảm 2% thuế VAT

    Theo Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 43, đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách miễn giảm thuế, báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội cho thấy, chính sách giảm 2% thuế suất thuế VAT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đã được quy định cụ thể) đạt được kết quả tích cực.

    Cụ thể, số thuế VAT dự kiến giảm khi xây dựng chương trình là 49.400 tỷ đồng. Số thực hiện đạt 44.458 tỷ đồng, trong đó làm giảm thu ngân sách Nhà nước năm 2022 là 41.498 tỷ đồng, làm giảm thu ngân sách Nhà nước tháng 1/2023 là 2.960 tỷ đồng, bằng 90% số dự kiến.

    Kinh tế vĩ mô - Đề nghị kéo dài giảm 2% thuế VAT cho tất cả các mặt hàng (Hình 3).

    Chính phủ đã hỗ trợ 44.458 tỷ đồng khi thực hiện chính sách giảm thuế VAT.

    Việc áp dụng chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân được áp dụng chung cho các tổ chức, cá nhân, không phân biệt quy mô doanh nghiệp. Chính sách có tác dụng kép, vừa giúp giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó làm tăng sức mua, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

    Đồng thời việc áp dụng chính sách này còn góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội trong điều kiện lạm phát, giá cả và chi phí nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao.

    Tuy nhiên, báo cáo của Đoàn giám sát chỉ ra nhiều tồn tại trong việc thực hiện miễn, giảm thuế. Cụ thể, về việc xác định một số hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế VAT và một số hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế VAT và tra cứu mã ngành kinh doanh và mã HS code khi nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu; một số doanh nghiệp không nắm rõ các mặt hàng kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế VAT.

    Cơ sở kinh doanh tính thuế VAT theo phương pháp tỉ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỉ lệ % để tính thuế VAT khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế VAT.

    Số tiền giảm thuế VAT đối với trường hợp này thấp, một số cơ sở kinh doanh, người mua hàng hóa dịch vụ không muốn thực hiện theo quy định. Còn một bộ phận khá lớn hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nhỏ, lẻ không thực hiện hoặc không có điều kiện thực hiện xuất hóa đơn bán hàng nên không quản lý được giá bán hàng hóa.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU