noel giáng sinh vui vẻ
Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngĐầu tưDoanh nghiệp Việt cần sẵn sàng cạnh tranh khi xuất khẩu vào...

    Doanh nghiệp Việt cần sẵn sàng cạnh tranh khi xuất khẩu vào Trung Quốc

    Trước xu hướng tiêu dùng thay đổi tại Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác tối đa tiềm năng trong nước để đáp ứng nhu cầu to lớn của thị trường tỷ dân.

    Sáng 23/11, Hội nghị: “Phổ biến các quy định và cam kết về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS) trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các thành viên trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)” đã được tổ chức nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp về việc phổ biến thông tin, cập nhật các quy định mới của các thị trường như thay đổi tiêu chuẩn vật liệu tiếp xúc với thực phẩm.

    Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Ngô Xuân Nam – Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam chia sẻ: “Thị trường Trung Quốc là một trong những thị trường trọng điểm về xuất khẩu nông sản của Việt Nam, gần đây Trung Quốc đã ban hành các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật đối với từng ngành hàng”. 

    Xu hướng thị trường - Doanh nghiệp Việt cần sẵn sàng cạnh tranh khi xuất khẩu vào Trung Quốc

    Ông Ngô Xuân Nam – Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam.

    Để nâng cao chất lượng hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam, đảm bảo an toàn khi xuất khẩu, việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, việc cập nhật và hướng dẫn các quy định của thị trường là rất cần thiết. 

    Ông Nam nhấn mạnh, việc cập nhật và phổ biến các quy định về SPS đối với các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân là đặc biệt quan trọng, vì quy định SPS là quy định bắt buộc áp dụng, nếu vi phạm, sẽ bị đối tác nhập khẩu cảnh báo vi phạm. Việc này sẽ gây ảnh hưởng, thiệt hại cho doanh nghiệp và đặc biệt là ảnh hưởng đến cả ngành hàng và thương hiệu nông sản của Việt Nam trên trường quốc tế.

    Tại sự kiện, ông Nguyễn Mạnh Phương – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội cho biết: “Những năm qua chất lượng cung ứng nông sản không ngừng được nâng cao; công tác xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng có nhiều khởi sắc, hình thành nhiều thương hiệu uy tín”.

    Trên cơ sở tiềm năng thị trường nông sản, ông Phương bày tỏ mong muốn, xây dựng nền nông liên kết lâu dài, bền chặt, tạo niềm tin, cùng đồng hành; lợi ích cùng hưởng, rủi ro cùng chia sẻ.

    Xu hướng thị trường - Doanh nghiệp Việt cần sẵn sàng cạnh tranh khi xuất khẩu vào Trung Quốc (Hình 2).

    Ông Nguyễn Mạnh Phương – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội.

    Đồng thời, đề xuất đẩy mạnh xây dựng các thương hiệu sản phẩm chất lượng, minh bạch, trách nhiệm, giải quyết tốt các rào cản kỹ thuật, thực thi đầy đủ quy định về mã số vùng trong, mã số cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc, tạo dựng thương hiệu vùng, thương hiệu quốc gia.

    Tại sự kiện, ông Lò Xuân Quyết – Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hàng Châu, Trung Quốc đã có chia sẻ về xu hướng của thị trường tỷ dân này. 

    Theo ông Quyết, Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia, vùng lãnh thổ có số lượng hàng hóa nông sản, thực phẩm bị cảnh báo nhiều nhất. Nhóm hàng bị cảnh báo nhiều nhất gồm thủy sản, nước trái cây (chưa tính cà phê, sản phẩm sữa), bánh các loại.

    Về xu hướng của thị trường Trung Quốc trong thời gian tới, Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hàng Châu nhấn mạnh: “Trong khi nhiều nước suy thoái thì Trung Quốc đang có chính sách lấy tiêu dùng nội địa là động lực để phát triển kinh tế, lấy tiêu dùng trong nước bù đắp cho xuất khẩu. Xu hướng tiêu dùng của người Trung Quốc, nhất là người tiêu dùng đô thị đang ngày càng quan tâm đến các sản phẩm tốt cho sức khỏe, chất lượng cao và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng”.

    Ngoài ra, hiện thị trường Trung Quốc đang có xu hướng quy chuẩn hóa các quy định và hệ thống quản lý, giám sát về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.

    Trước sự dịch chuyển trên, ông Quyết đã đưa ra một số khuyến nghị với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Cụ thể, doanh nghiệp Việt Nam cần phát huy lợi thế về vị trí địa lý, giá thành sản xuất, vận tải,… của Việt Nam để khai thác và đáp ứng tối đa tiềm năng, nhu cầu to lớn của thị trường Trung Quốc.

    Xu hướng thị trường - Doanh nghiệp Việt cần sẵn sàng cạnh tranh khi xuất khẩu vào Trung Quốc (Hình 3).

    Toàn cảnh sự kiện.

    Đồng thời, chúng ta cần phải tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn trong nước và nước nhập khẩu, tăng cường quản lý, giám sát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

    “Doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của nước nhập khẩu,… Bên cạnh đó, sẵn sàng cạnh tranh với hàng hóa nông sản, thực phẩm của các nước cùng tham gia xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc”, ông Quyết nói.

    Thông tin về Hiệp định RCEP, ông Đào Văn Cường – Đại diện Văn phòng SPS Việt Nam cho biết: “ Đây là một hiệp định thương mại “khổng lồ”, đại diện cho một trong những khối thương mại tự do lớn nhất thế giới. Các quốc gia thành viên chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội, dân số và khối lượng thương mại toàn cầu”.

    Ông Cường thông tin, tới năm 2030, RCEP sẽ làm tăng thu nhập của toàn khu vực khoảng 0,6%, tương đương với tăng thêm mỗi năm 245 tỷ USD và tạo thêm 2,8 triệu việc làm. Đối với Việt Nam, các nghiên cứu chỉ ra Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều từ RCEP. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới năm 2022 dự báo, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 4,9% và xuất khẩu tăng ở mức 11,4% tới năm 2030.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU