noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủThế giớiMuốn vào EU, quốc gia nghèo nhất châu Âu cần tăng cường...

    Muốn vào EU, quốc gia nghèo nhất châu Âu cần tăng cường trừng phạt Nga

    Moldova đã tuân thủ 78% các biện pháp hạn chế và trừng phạt mà Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lên Nga kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.

    Ủy ban châu Âu (EC) – cơ quan điều hành EU, trong báo cáo tiến độ hàng năm, khuyến nghị mở các cuộc đàm phán thành viên có điều kiện với Moldova, đồng thời kêu gọi Chisinau phải thực hiện các bước tiếp theo để phù hợp với các biện pháp hạn chế và trừng phạt của EU đối với Nga.

    Như vậy, Moldova – quốc gia 2,6 triệu dân, nghèo nhất châu Âu, nằm giữa Ukraine và Romania – vừa tiến thêm một bước nữa trên lộ trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU), nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm.

    Chisinau, cùng với Kiev, đã được trao tư cách ứng cử viên EU hồi tháng 6 năm ngoái, và báo cáo của EC công bố ngày 8/11 khen ngợi quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Âu này đã đáp ứng 6 trong số 9 tiêu chí cần thiết để mở các cuộc đàm phán thành viên.

    Báo cáo nêu bật sự ủng hộ vững chắc của Chisinau đối với Kiev kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine và khen ngợi nước này đã tiếp nhận số lượng lớn người tị nạn, đồng thời lưu ý rằng Moldova, một trong những quốc gia nghèo nhất châu Âu, là nơi có số lượng người tị nạn Ukraine bình quân đầu người lớn nhất.

    Tuy nhiên, báo cáo kêu gọi Chisinau thực hiện những nỗ lực bền vững hơn trong việc tuân thủ các lệnh trừng phạt và biện pháp hạn chế mà EU áp đặt đối với Nga kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng phát hồi tháng 2/2022.

    Thế giới - Muốn vào EU, quốc gia nghèo nhất châu Âu cần tăng cường trừng phạt Nga

    Tổng thống Moldova Maia Sandu và lãnh đạo các nước EU và châu Âu dự Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị Châu Âu (EPC), ở Moldova, ngày 1/6/2023. Được khởi xướng bởi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron như một nền tảng cho sự thống nhất trên mặt trận châu Âu rộng lớn hơn, EPC tập hợp các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên EU, cũng như lãnh đạo của các quốc gia có lợi ích chiến lược khác nhau như Vương quốc Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Iceland, Serbia, Armenia và Azerbaijan. Ảnh: Le Monde

    Năm ngoái, Moldova đạt được tỉ lệ tuân thủ các biện pháp hạn chế của khối 27 thành viên là 54%. Năm nay, Moldova đã bắt đầu tuân thủ dần một số trong số 115 biện pháp hạn chế của EU liên quan đến các hoạt động của Nga ở nước ngoài, báo cáo cho biết đồng thời lưu ý rằng tỉ lệ tuân thủ đã đạt 78% tính đến tháng 8, trùng với thời điểm Chisinau trục xuất 22 nhà ngoại giao Nga và 23 nhân viên Đại sứ quán Nga ở nước này, tương đương giảm 2/3 số nhân viên.

    Hơn nữa, Moldova năm nay đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 13 công dân Nga, bao gồm một số thành viên của Tập đoàn quân sự tư nhân Wagner PMC.

    Tuy nhiên, “cần phải làm nhiều việc hơn nữa để phù hợp với các biện pháp hạn chế của EU và tăng cường tính mạnh mẽ trong việc thực thi chúng, bao gồm cả việc tăng cường sức mạnh cho các cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm về hành động này”, báo cáo của EC cho biết.

    Tổng thống thân phương Tây của Moldova, Maia Sandu – người đã đánh bại người tiền nhiệm Igor Dodon thân Nga vào tháng 11/2020 – đã hoan nghênh những phát hiện và khuyến nghị của báo cáo, đồng thời cam kết sẽ tăng cường cải cách nhằm hoàn thành gia nhập EU vào cuối thập kỷ này.

    “Chúng tôi có rất nhiều việc phải làm vì con đường chúng tôi đã chọn đầy thách thức. Công việc không khiến chúng tôi sợ hãi và mục tiêu của chúng tôi là giúp Moldova sẵn sàng gia nhập EU vào năm 2030”, bà Sandu cho biết trên Facebook hôm 8/11.

    “Moldova vào EU là cơ hội duy nhất của chúng tôi để đảm bảo một tương lai hòa bình, tự do và thịnh vượng cho đất nước”.

    Minh Đức (Theo RFE/RL, TVP World)

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU