noel giáng sinh vui vẻ
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngKinh tế vĩ môGiá đường neo cao: Những con số và dự báo cuối năm

    Giá đường neo cao: Những con số và dự báo cuối năm

    Nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm lo lắng giá đường tăng sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản xuất nhiều mặt hàng phục vụ mùa Tết.

    Giá đường tăng, doanh nghiệp mía đường tăng giá thu mua mía cho bà con

    Báo Công Thương dẫn nguồn Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc ngày giao dịch cuối cùng của tháng 10, giá hai mặt hàng đường đồng loạt khởi sắc. Cụ thể, giá đường 11 cao hơn 1,27% và giá đường trắng tăng 1,05% so với tham chiếu. MXV cho biết lo ngại nguồn cung gián đoạn do điều kiện thời tiết là yếu tố chính hỗ trợ giá liên tục neo cao trong thời gian qua.

    Thời gian gần đây giá đường tăng, Ban Thường vụ Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã tiến hành thảo luận và thống nhất cao về định hướng phục hồi vùng nguyên liệu mía trong thời gian tới thông qua việc tiếp tục nâng cao giá mua mía cho nông dân so với niên vụ 2022/23. Theo đó, tùy vào hoàn cảnh thực tế tại địa phương, trong bối cảnh các chi phí đầu vào tăng cao, các nhà máy đường cần sớm xem xét hiệp thương với nông dân trồng mía và địa phương, tiếp tục điều chỉnh tăng giá mua mía cho vụ mới sắp đến, sao cho giá mua mía bảo đảm người nông dân bù đắp đủ chi phí có thu nhập đủ sống với cây mía, để người nông dân yên tâm phát triển cây mía, phục hồi vùng nguyên liệu.

    Giá mía cũng cần xây dựng bảo đảm cho người nông dân có thu nhập tương đương hoặc cao hơn so với cây trồng cạnh tranh chính tại địa phương, có như vậy người nông dân mới có thể an tâm tiếp tục đồng hành cùng các nhà máy đường trong việc phát triển, phục hồi diện tích trồng mía và ngành mía đường Việt Nam.

    Được biết, trong niên vụ 2022 – 2023, ngành mía đường đã ép được hơn 9,6 triệu tấn mía, sản xuất được 935.104 tấn đường các loại, tăng 28% về sản lượng mía ép và tăng 25% về sản lượng đường so với vụ ép mía 2021 – 2022; tăng 43% về sản lượng mía ép và tăng 36% về sản lượng đường so với vụ ép mía 2020 – 2021.

    Kinh tế vĩ mô - Giá đường neo cao: Những con số và dự báo cuối năm

    Ảnh minh họa.

    Dự báo năm nay thế giới sẽ thâm hụt khoảng 2,2 triệu tấn đường

    Thông tin trên báo Người Lao Động, theo khảo sát, giá đường bán lẻ cho người tiêu dùng xoay quanh mức 26.000-34.000 đồng/kg (tùy loại) trong khi đường phục vụ sản xuất ở mức từ 22.000-23.000 đồng/kg, cao hơn 2 tháng trước khoảng 2.000 đồng/kg. Theo đó, nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm lo lắng giá đường tăng sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản xuất nhiều mặt hàng phục vụ mùa Tết.

    Cụ thể, đường phục vụ sản xuất cũng tăng mạnh lên 22.000 – 23.000 đồng/kg. Theo dự báo, năm nay thế giới sẽ thâm hụt khoảng 2,2 triệu tấn đường do nhiều quốc gia thực hiện chính sách kiểm soát thị trường lương thực.

    Còn theo khảo sát mới đây, giá đường bán lẻ cho người tiêu dùng xoay quanh mức 26.000-34.000 đồng/kg (tùy loại) trong khi đường phục vụ sản xuất ở mức từ 22.000-23.000 đồng/kg.

    Ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết, niên vụ 2023 – 2024 dự báo sẽ là một năm thuận lợi khi giá đường đang ở mức cao.

    Trong báo cáo thị trường tháng 8/2023 của Tổ chức đường Quốc tế (ISO) cho thấy, trong niên vụ 2022 – 2023 (vừa kết thúc vào tháng 9/2023), sản lượng đường thế giới bị thiếu hụt trên 2 triệu tấn so với nhu cầu. Điều này dẫn tới việc giá đường tăng mạnh trên toàn cầu trong năm nay. Giá đường thế giới tăng có giúp nâng cao giá đường trong nước, cải thiện tình hình hoạt động các nhà máy.

    Sau Ấn Độ, Thái Lan siết giá đường cát, kiểm soát xuất khẩu

    Báo The Nation đưa tin nội các Thái Lan ngày 31/10 quyết định phê chuẩn đề xuất của Bộ Thương mại, bổ sung đường vào danh sách các hàng hóa bị kiểm soát giá cả. Quyết định được Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin thông báo sau cuộc họp nội các cùng ngày, có hiệu lực từ ngày 1/11.

    Ủy ban Trung ương về giá hàng hóa và dịch vụ do Bộ trưởng Thương mại Phumtham Wechayachai trước đó đồng ý quản lý giá đường nhằm giảm tác động đến người tiêu dùng. Hành động được thực hiện sau khi Hội đồng Mía đường Thái Lan tuần trước thông báo sẽ cho tăng giá đường xuất xưởng thêm 4 baht (2.700 đồng) mỗi kg. Thông báo này khiến người tiêu dùng đổ xô đi mua đường vì lo ngại giá tăng cao.

    Các cơ quan thông báo giá xuất xưởng đường cát và đường tinh luyện sẽ được giữ ở mức 19 và 20 baht mỗi kg. Giá bán lẻ sẽ là 24 và 25 baht cho từng loại.

    Bên cạnh việc giữ nguyên giá cả, các cơ quan cũng sẽ kiểm soát việc xuất khẩu đường. Công ty nào muốn xuất hơn một tấn đường phải xin phép cơ quan quản lý. Ông Phumtham nói rằng quyết định của chính quyền sẽ không ảnh hưởng nông dân trồng mía bởi họ sẽ tiếp tục được hưởng trợ cấp chính phủ.

    Thông tin trên báo Thanh Niên, trước Thái Lan, Ấn Độ đã công bố kế hoạch cấm xuất khẩu đường trong vụ mùa bắt đầu vào tháng 10, lệnh cấm lần đầu tiên trong vòng 7 năm. Hôm 18.10, hãng PTI đưa tin chính phủ Ấn Độ đã kéo dài thời hạn cấm xuất khẩu đường sau tháng 10 và cho đến khi có thông báo thêm. Quyết định được đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa trong mùa lễ hội.

    Ấn Độ là nước sản xuất đường lớn nhất và là nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới. Đường là hàng hóa bị kiểm soát và các nhà sản xuất phải xin phép từ chính quyền nếu muốn bán ra nước ngoài.

    Đáng chú ý, thời gian gần đây mưa tiếp diễn tại khu vực Trung Nam của Brazil, khiến hoạt động thu hoạch mía đường bị gián đoạn. Tạm thời thiếu hụt nguyên liệu đầu vào khiến hoạt động sản xuất đường bị trì trệ, từ đó sản lượng đường có thể không như mong đợi.

    Trong báo cáo phát hành giữa tháng 10, Hiệp hội Mía đường Việt Nam dự báo từ nay đến cuối năm 2023, cả nước thừa cung 478.854 tấn đường (gần nửa triệu tấn). Dự báo này dựa vào tổng cầu của năm 2023 là 2,3 triệu tấn đường, tương đương năm 2022. Tuy nhiên, năm 2023, nguồn cung ở mức gần 2,779 triệu tấn đường gồm: đường tồn kho năm ngoái chuyển sang và đường sản xuất, nhập khẩu trong năm 2023.

    Hiệp hội này cũng nhận định do giá đường quốc tế dự kiến vẫn ở mức cao nên giá đường trong nước sẽ tăng nhẹ nhưng thấp so với giá đường của các quốc gia trồng mía trong khu vực (Indonesia, Philippines và Trung Quốc).

    Trúc Chi (t/h)

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU