noel giáng sinh vui vẻ
Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiMôi trườngLấy nước sông Hồng cải tạo sông Nhuệ

    Lấy nước sông Hồng cải tạo sông Nhuệ

    Thành phố đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng xây dựng trạm bơm Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, tạo nguồn cấp nước cho sông Nhuệ và phòng chống ngập úng.

    HĐND Tp.Hà Nội vừa thông qua chủ trương xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, giai đoạn 1. Các hạng mục gồm trạm bơm, kênh lấy nước, cầu qua kênh dẫn nước, nhà quản lý.

    Công trình sẽ giúp lấy nước từ sông Hồng vào sông Nhuệ với lưu lượng 70 m3/s, cấp nước tưới tiêu kết hợp giảm thiểu ô nhiễm môi trường sông Nhuệ và các sông thuộc nội thành Hà Nội.

    Sau khi hoàn thành cả hai giai đoạn, cụm công trình sẽ đảm nhiệm việc tiêu thoát nước từ sông Nhuệ ra sông Hồng cho 9.200 ha của các huyện: Đan Phượng, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức với lưu lượng 170 m3/s.

    Môi trường - Lấy nước sông Hồng cải tạo sông Nhuệ

    Đoạn sông Tô Lịch chảy qua khu vực Linh Đàm, nơi có mật độ dân số vào nhóm đông đúc nhất Hà Nội.

    Khoảng 140 hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng khi triển khai dự án, trong đó phường Thụy Phương 130 hộ và 10 hộ thuộc phường Liên Mạc. Dự kiến những hộ dân trên được bố trí nhà tái định cư tại dự án Ecohome 3, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm.

    Dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc dự kiến được triển khai trong hai giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.

    Sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội dài 62 km, đi qua các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông và các huyện Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa.

    Theo kết quả quan trắc được Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) công bố hồi tháng 8/2020, sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội có bảy điểm cho chỉ số chất lượng nước (WQI) ở mức 10-25, tức ô nhiễm nặng đến rất nặng. Hai điểm cầu Tó (Thanh Trì) và Cự Đà (Tả Thanh Oai) ô nhiễm nặng nhất với chỉ số là 10.

    Được biế, những năm qua Tp.Hà Nội đã nhiều lần đưa ra kế hoạch cải tạo chất lượng nước các dòng sông, tuy nhiên đến nay sông Nhuệ và các sông nội đô vẫn được gọi là “sông chết” do quá ô nhiễm, nước đen ngòm, bốc mùi hôi.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU