noel giáng sinh vui vẻ
Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024
spot_img
More
    Trang chủKhỏe & ĐẹpGia tăng bệnh nhân đau mắt đỏ, bác sĩ nói không cần...

    Gia tăng bệnh nhân đau mắt đỏ, bác sĩ nói không cần “săn” thuốc “xịn"

    Trước thực tế gia tăng các trường hợp đau mắt đỏ, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh khi vệ sinh mắt cần dùng bông gòn sạch lau một lần và bỏ vào thùng rác.

    Sau khi bệnh viêm kết mạc cấp (đau mắt đỏ) bùng phát và lây lan ở Hà Nội thì tại Tp.HCM và các tỉnh, thành phố phía Nam cũng bắt đầu xuất hiện nhiều trường hợp mắc căn bệnh này, điều này khiến không ít phụ huynh lo lắng nhất là học sinh vừa bước vào năm học mới.

    Trao đổi với Người Đưa Tin, BS. Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên chi Hội truyền nhiễm Tp.HCM, cố vấn chuyên môn Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Tp.HCM) cho biết, có nhiều người hỏi về việc có cần mua thuốc nhỏ phòng ngừa đau mắt đỏ hay không?

    “Câu trả lời của tôi là không vì không hiệu quảmà nênrửa tay rửa mặt thường xuyên. Người bệnh thì đeo kính và khẩu trang 5-7 ngày”, BS. Khanh cho biết.

    Vị bác sĩ cũng gặp phải các câu hỏi như khi bị đau mắt đỏ có cần uống kháng sinh, kháng viêm không? BS.Khanh cho rằng rất hiếm khi cần uống thuốcmà chỉ cần nhỏ mắt.

    “Ban đầu thì nước muối sinh lý, khimắtghèn đục thì nhỏ kháng sinh và không cần “săn” loại thuốc “xịn””, BS. Khanh nói và cho biết trẻ em nếu bị đau mắt đỏ mà không chịu nhỏ mắt thì chờ ngủ hãy nhỏ mắt.

    BS. Khanh cho biết nếu chăm sóc đúng cách thì sau 3-7 ngày là bệnh khỏi, cùng với đó lưu ý khi vệ sinh mắt cần dùng bông gòn sạch lau một lần và bỏ luôn, không cần dùng khăn lau qua lau lại dễ gây bội nhiễm.

    Sức khỏe - Gia tăng bệnh nhân đau mắt đỏ, bác sĩ nói không cần “săn” thuốc “xịn'

    BS. Trương Hữu Khanh.

    BS.Lưu Quỳnh Anh- Phó trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin, bệnh viêm kết mạc cấp (hay còn gọi là đau mắt đỏ) là tình trạng viêm phần lòng trắng trong suốt của mắt (kết mạc nhãn cầu và mi mắt), bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân hè, dễ lây lan thành dịch.

    Bệnh thường khởi phát từ 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, triệu chứng bao gồm xung huyết kết mạc (đỏ mắt), kích thích chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn rỉ (có thể rỉ trắng, tiết tố dính nếu bệnh do virus, hoặc có thể rỉ xanh – vàng nếu do bội nhiễm vi khuẩn).

    Ở trẻ nhỏ có thể đi kèm triệu chứng viêm mũi, họng, viêm đường hô hấp, sốt…Đặc biệt, ở trẻ em, bệnh có thể xuất hiện giả mạc (là một lớp màng trắng, mỏng phủ lên trên kết mạc gây chảy máu, làm bệnh lâu khỏi hoặc có thể gây tổn thương giác mạc), viêm giác mạc chấm nông. Một số ít trường hợp có thể bội nhiễm gây biến chứng viêm loét giác mạc, làm ảnh hưởng tới thị lực lâu dài của trẻ.

    Dịch viêm kết mạc thường do virus gây ra, 80% là Adenovirus, ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân khác như: Virus herpes, thủy đậu, poxvirus…

    Trẻ lây bệnh qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi, miệng (tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, dụi tay vào mắt, sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh…).

    Sức khỏe - Gia tăng bệnh nhân đau mắt đỏ, bác sĩ nói không cần “săn” thuốc “xịn' (Hình 2).

    Chăm sóc khi bị đau mắt đỏ cần lưu ý sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như đồ ăn, khăn rửa mặt… (Ảnh minh họa).

    BS. Lê Văn Thiệu- Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết bệnh đau mắt đỏ thường xuất hiện vào mùa xuân – hè, dễ lây lan thành dịch. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, dịch đau mắt đỏ lại đang gia tăng bất thường như ở Hà Nội, Tp.HCM…

    BS. Thiệu đưa ra khuyến cáo người bệnh nên hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay;

    Nếu mắt chảy nhiều nước mắt, có nhiều rỉ mắt thì sử dụng khăn giấy hoặc bông gạc y tế (sử dụng 1 lần) để vệ sinh, tiếp đó bỏ vào thùng rác có nắp đậy tránh tạo nguồn lây cho gia đình và người xung quanh, sát khuẩn tay sau khi vệ sinh mắt;

    Không sử dụng kính áp tròng khi đang bị viêm kết mạc và sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như: Đồ ăn uống, chậu, khăn rửa mặt, chăn, gối ngủ; đeo khẩu trang khi có các triệu chứng ho, hắt hơi…;

    Vệ sinh bàn ghế, không gian sinh hoạt, vui chơi của trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn bề mặtvàhạn chế tiếp xúc ở nơi đông người.

    Bên cạnh đó, BS. Thiệu cũng khuyên người dân, đặc biệt người bệnh không nên nhỏ thuốc có corticoid và không cần thiết phải “săn” mua các loại thuốc nhỏ mắt xịn, không cần nhỏ kháng sinh nếu căn nguyên bệnh do virus gây ra mà chỉ cần dùng loại thuốc thông thường là được.

    Tác nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ

    Ngày 8/9, thông tin trên báo chí, ông Tăng Chí Thượng-Giám đốc Sở Y tế Tp.HCM cho hay, báo cáo nhanh từ phòng xét nghiệm thuộc đơn vị nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng cho thấy Enterovirus và Adenovirus là hai tác nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ hiện nay.

    Theo đó, kết quả phân tích PCR đã cho thấy có 5 trường hợp dương tính với Adenovirus và 32 trường hợp dương tính với Enterovirus, trong khi 2 trường hợp không tìm thấy tác nhân gây bệnh. Đáng chú ý, không có trường hợp nào được xác định có sự hiện diện củaMetapneumovirus hay Parainfluenza virus, không có trường hợp nào đồng nhiễm cả Enterovirus và Adenovirus.

    Kết quả này sẽ giúp ngành y tế Tp.HCM và các nhà nghiên cứu có cơ sở khoa học để đối phó và điều trị và phòng ngừa hiệu quả bệnh đau mắt đỏ. Đặc biệt, trong bối cảnh gia tăng các trường hợp đau mắt đỏ tại Tp.HCM và các vùng lân cận như hiện nay.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU