noel giáng sinh vui vẻ
Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngKinh tế vĩ môSầu riêng được giá xuất khẩu, khuyến cáo kiểm soát chất lượng

    Sầu riêng được giá xuất khẩu, khuyến cáo kiểm soát chất lượng

    Việc tranh mua để xuất khẩu sang Trung Quốc khiến giá sầu riêng tăng cao nhưng rủi ro là doanh nghiệp khó kiểm soát chất lượng.

    Giá nội địa tăng theo giá xuất khẩu

    Đầu tháng 9/2023, Người Đưa Tin khảo sát tại một số điểm bán sầu riêng quận Bình Thạnh, Tân Bình tại Tp.HCM cho thấy giá sầu riêng đã tăng 10.000 đồng/kg so với cách đây gần một tháng. Theo đó, sầu riêng Ri6 giá 90.000-110.000 đồng/kg, sầu riêng giống Thái Lan 120.000 đồng/kg.

    Bên cạnh đó vẫn có sầu riêng loại 50.000 đồng/kg nhiều người bán tư vấn là hàng dạt, chủ yếu bán cho nhu cầu chế biến. Theo những người bán, hiện nay do Trung Quốc ăn nhiều nên trong nước sầu riêng hút hàng, giá tăng.

    Chị Hồng, chủ một điểm bán lẻ quận Tân Bình, cho biết thời điểm này chỉ có sầu riêng Đắk Lắk nhưng thương lái gom để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nên giá tăng cao.

    Một số hợp tác xã cho biết, hiện sầu riêng Đắk Lắk đang rộ mùa cộng với nhu cầu thị trường Trung Quốc tăng cao nên nhiều công ty đã lên khu vực này thu mua sầu riêng. Do các đơn vị cạnh tranh nhau mua hàng đã đẩy giá sầu riêng tăng cao. Theo đó, giá thu mua tại vườn 70.000-74.000 đồng/kg, giá thu mua tại vựa đã 92.000-94.000 đồng/kg.

    Ông Huỳnh Tấn Lộc, Giám đốc Hợp tác xã sầu riêng Ngũ Hiệp, cho biết thời điểm này là mùa sầu riêng Đắk Lắk, kết thúc mùa khoảng cuối tháng Chín. Sau đó, bắt đầu chuyển sang mùa sầu riêng miền Tây và hợp tác xã sẽ tiếp tục được thu mua cung cấp cho thị trường Trung Quốc.

    Kinh tế vĩ mô - Sầu riêng được giá xuất khẩu, khuyến cáo kiểm soát chất lượng

    So với khu vực Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, giá sầu riêng ở Tây Nguyên không chênh lệch nhiều.

    Trao đổi với Người Đưa Tin, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện nay, giá cả sầu riêng đang ở mức cao, tại một số địa phương xảy ra tình trạng thương lái làm rối loạn thị trường như: tranh mua, tranh bán, đội giá, thổi giá….

    Qua nắm bắt thông tin cho thấy, nhiều thương lái chốt giá từ khi quả còn non và yêu cầu các chủ vườn, vùng trồng đã chốt giá tăng cường sử dụng phân, thuốc để sầu riêng có năng suất cao hơn, điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quả sầu riêng và tuổi thọ của cây.

    Vì thế, Sở NN&PTNT Lâm Đồng đang phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giá sầu riêng trên thị trường cho các hộ dân, vùng trồng sầu riêng biết. Tránh trường hợp các thương lái đầu cơ, thu lợi cũng như việc đội giá, thổi giá…, làm cho người dân ở các vùng trồng hoang mang, lo lắng.

    Đồng thời, cơ quan chức năng khuyến cáo các hộ dân, vùng trồng sầu riêng đừng vì lợi ích trước mắt mà phá vỡ chuỗi cung ứng hợp tác liên kết tiêu thụ với các doanh nghiệp, hợp tác xã, làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất khẩu sầu riêng chính ngạch.

    Tăng cường quản lý sản xuất sầu riêng

    Tại tỉnh Tiền Giang, khi giá sầu riêng trong nước tăng vọt nên người dân đổ xô sang trồng sầu riêng, dẫn đến nguy cơ gặp nhiều rủi ro mất giá trong tương lai.

    Ông Lưu Văn Phi – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang cho biết, nhiều mặt hàng trái cây đặc sản địa phương do không có đầu ra, tình trạng “được mùa mất giá” làm nông dân chán nản. Cụ thể nhất là hiện nay nhiều nông dân tỉnh Tiền Giang đã chuyển sang trồng sầu riêng.

    Khi được khơi thông thị trường xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng tăng vọt tới 200.000 đồng/kg, hiện tại đang có giá 60.000-70.000 đồng/kg. Do đó nhiều người chuyển sang trồng sầu riêng. Hiện, diện tích trồng sầu riêng của tỉnh Tiền Giang trên 35.000 ha (đã tăng 20-30% so với năm 2022), trong đó có 18.000 ha đang cho trái.

    “Mặc dù chính quyền địa phương đã khuyến cáo cần có lộ trình, không vội vàng tăng diện tích dễ gây rủi ro; nguồn cung quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ… nhưng nông dân vẫn không ngừng mở rộng diện tích trồng sầu riêng”, ông Phi nói.

    Bà Ngô Tường Vy, Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (tỉnh Bến Tre) nhận định, sau nhiều năm chuẩn bị, sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu vào Trung Quốc. Trong năm đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch, thay vì vui mừng, phấn khởi thì ngành hàng sầu riêng đối mặt nhiều biến động, bất an và lo lắng khi liên tục bị cảnh báo vi phạm về kiểm dịch thực vật, chất lượng hàng hóa.

    Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, các doanh nghiệp cần tập trung nâng cao chất lượng và nâng cao thương hiệu, phải xây dựng uy tín từng lô hàng từ chất lượng sản phẩm, quy trình trồng, đóng gói, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đến chiến lược bán hàng, truyền thông mới có thể cạnh tranh lâu dài tại thị trường Trung Quốc.

    “Phải có biện pháp, chế tài thích đáng với doanh nghiệp xuất khẩu kém chất lượng. Riêng về xây dựng thương hiệu, cần sự vào cuộc của Chính phủ, các bộ, ngành đến địa phương, doanh nghiệp và người trồng mới hình thành được”, ông Tùng nói.

    Nói về chất lượng sầu riêng xuất khẩu, ông Hoàng Trung – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết: “Giá trị xuất khẩu rất lớn, đầu ra tiêu thụ tương đối ổn định nên vấn đề lớn nhất của ngành hàng sầu riêng là phải giữ được thị trường. Chúng ta phải cạnh tranh với các nước khác bằng chất lượng chứ không phải bằng số lượng”.

    Vì thế, từ nay đến hết năm, Bộ NN&PTNT sẽ cử các đoàn đi kiểm tra thực tế địa phương để xử lý dứt điểm tình trạng cắt bán sầu riêng non, các hành vi vi phạm về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói ngay trong mùa xuất khẩu sầu riêng.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU