noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngKinh tế vĩ môTrụ cột quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

    Trụ cột quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

    Việc bảo đảm cung cấp điện trong giai đoạn 2020 – 2025 sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong trường hợp xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan.

    Báo chí cần nỗ lực đẩy mạnh tuyên truyền

    Sáng 30/8, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức diễn đàn “Nâng tuyên truyền về sử dụng hiệu quả năng lượng cho phát triển bền vững”.

    Tại diễn đàn, ông Nguyễn Đức Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nêu rõ, năng lượng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

    “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã và đang được coi là một trong những trụ cột quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng cũng như giúp cho ngành năng lượng phát triển bền vững”, ông Lợi nêu.

    Hưởng ứng cuộc vận động tiết kiệm năng lượng, tiến tới thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia của Chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Diễn đàn được tổ chức nhằm phát huy, nâng cao vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, góp phần cho sự phát triển bền vững của đất nước. 

    Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hệ thống báo chí đã không ngừng nâng cao chất lượng; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương tiện kỹ thuật, công nghệ làm báo trong thời đại “số hóa”. Nhờ vậy, tính hiệu quả trong tuyên truyền được nâng cao.

    Kinh tế vĩ mô - Trụ cột quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

    Ông Nguyễn Đức Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.

    Ông Lợi cho biết, đã có rất nhiều tác phẩm báo chí tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; giảm tiêu hao năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế; khuyến khích tiết kiệm năng lượng trở thành hoạt động thường xuyên đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các ngành kinh tế trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

    Theo dự báo của Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/năm. Việc bảo đảm cung cấp điện trong giai đoạn 2020 – 2025 sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong trường hợp xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan.

    Bởi vậy, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, thực hiện sự phát triển bền vững trong điều kiện mới là yêu cầu và xu hướng thời đại trên phạm vi toàn cầu.

    Trước yêu cầu này, TS. Nguyễn Minh Phong – nguyên Phó Vụ trưởng, Phó Ban tuyên truyền lý luận, Thư ký Hội đồng khoa học nghiệp vụ Báo Nhân dân – nhấn mạnh, báo chí cần phát huy ảnh hưởng ngày càng lớn đến quá trình tăng trưởng xanh của đất nước, với tư cách là một trong các công cụ hàng đầu, hữu hiệu và phổ biến nhất trong thông tin, tuyên truyền cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

    Kinh tế vĩ mô - Trụ cột quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia (Hình 2).

    Trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/năm (Ảnh: Phạm Tùng).

    Theo ông Phong, cần coi trọng tổ chức thường niên các cuộc thi viết và trao giải thưởng quốc gia và các cấp độ khác về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, trực tiếp và gián tiếp góp phần thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện giải pháp quản lý và công nghệ tiên tiến trong sản xuất; ghi nhận, tôn vinh các mô hình, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tiêu biểu trong sản xuất và tiêu dùng xã hội…

    “Hội Nhà báo và các cơ quan báo chí cần phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành địa phương liên quan để tổ chức tốt Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hàng năm”, ông Phong nói. 

    Xu thế tất yếu của doanh nghiệp

    Nói về bức tranh sử dụng năng lượng tại Việt Nam hiện nay, ông Nguyễn Văn Long – Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam cho biết, GDP tăng trung bình 7,26%/năm trong giai đoạn 2001 – 2010 và 5,91% trong giai đoạn 2011-2015.

    Trong khi đó, nhu cầu năng lượng tăng khoảng 10% trong giai đoạn 2001 – 2010, khoảng 7% trong giai đoạn 2011-2019 trong khi nhu cầu về điện tăng 13%/năm trong giai đoạn 2001-2010 và khoảng 9,71% trong giai đoạn 2011-2021.

    Ông Long cũng cho hay, trong tương lai, các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu năng lượng sơ cấp.

    Do đó, để tiết kiệm năng lượng trở thành hoạt động thường xuyên đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các ngành kinh tế trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm đặt ra các mục tiêu.

    Giai đoạn 2019 đến năm 2025 phải đạt mức tiết kiệm năng lượng 5 – 7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Giai đoạn 2025 – 2030 đạt mức tiết kiệm năng lượng 8-10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc.

    Chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh góp ý, mặc dù Việt Nam đã có nhiều chủ trương đường lối, chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả rõ ràng, nhất quán và khoa học song một mặt việc cụ thể hóa còn chậm nên các doanh nghiệp là chủ thể quan trọng thực thi Chương trình quốc gia còn lúng túng trong triển khai thực hiện.

    Đưa ra đề xuất, ông Ánh cho rằng, việc thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu bằng các thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng là xu thế tất yếu của doanh nghiệp.

    Bên cạnh đó, ông gợi ý việc lắp đặt các hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo quy mô như điện mặt trời áp mái cũng là một giải pháp giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ và thậm chí có thể bán lại nguồn điện dư thừa cho nhà cung cấp.

    “Đẩy mạnh sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả không chỉ là vấn đề tiết kiệm năng lượng cho từng cơ sở tiêu thụ mà còn góp phần giảm phụ tải cho hệ thống điện chung, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”, ông nói.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU