noel giáng sinh vui vẻ
Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngKinh tế vĩ môBộ Công Thương hỏa tốc đề nghị doanh nghiệp không ồ ạt...

    Bộ Công Thương hỏa tốc đề nghị doanh nghiệp không ồ ạt mua gom lúa gạo

    Bộ Công Thương tiếp tục có văn bản chỉ đạo nhằm bình ổn thị trường, tránh mua gom ồ ạt gây bất ổn thị trường, đẩy giá thóc, gạo trong nước tăng cao.

    Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải vừa ký văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị phối hợp triển khai công tác bình ổn thị trường lúa gạo.

    Bộ Công Thương cho biết, hiện thị trường lúa gạo trong nước đang có diễn biến tăng giá. Do vậy, để thực hiện công tác bình ổn thị trường, bảo đảm nguồn cung thóc gạo, Bộ đề nghị UBND các tỉnh phối hợp, chỉ đạo Sở Công Thương đôn đốc các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn có phương án về nguồn hàng thóc, gạo.

    Mục đích nhằm đảm bảo cung ứng cho thị trường từ nay đến cuối năm 2023 và giai đoạn Tết Nguyên đán 2024 với giá bình ổn.

    Bộ cũng đề nghị các tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn duy trì lượng thóc, gạo dự trữ bình ổn thị trường theo quy định để sẵn sàng cung ứng ra thị trường khi cần thiết. Các doanh nghiệp thực hiện việc thu mua giao hàng theo tiến độ hợp lý, cân đối lượng xuất khẩu nhằm bảo đảm nguồn cung cho thị trường trong nước.

    Bộ Công Thương cũng lưu ý các doanh nghiệp tránh mua gom ồ ạt, gây bất ổn thị trường, mất cân đối cung cầu cục bộ, đẩy giá lúa gạo trong nước tăng bất hợp lý.

    Kinh tế vĩ mô - Bộ Công Thương hỏa tốc đề nghị doanh nghiệp không ồ ạt mua gom lúa gạo

    Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức cao (Ảnh: Hứu Thắng).

    Hiện trên thị trường xuất khẩu gạo, giá gạo của Việt Nam tăng hàng ngày. Ngày 3/8, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam giao dịch ở mức 598 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 578 USD/tấn.

    Sự tăng giá mạnh này diễn ra ngay sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của nhiều nước như Ấn Độ, UAE, Nga… Nhiều ý kiến nhận định, trong bối cảnh nhiều nguồn cung gạo thế giới hạn chế xuất khẩu, đẩy giá gạo tăng cao, thì đây là cơ hội cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.

    Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến cuối tháng 7, Việt Nam xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và gần 30% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu đúng định hướng, gia tăng giá trị với các chủng loại gồm: gạo thơm, gạo nếp, gạo trắng cao cấp…

    Trong số này, thị trường xuất khẩu truyền thống chủ yếu ở châu Á là 3,3 triệu tấn (chiếm hơn 77%), tăng gần 36% so cùng kỳ năm ngoái. Một số thị trường tăng trưởng vượt bậc như EU chiếm 2% tổng sản lượng nhưng đạt hơn 84.000 tấn, tăng 28% so cùng kỳ năm trước.

    Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dự kiến năm 2023, cả nước gieo trồng 7,1 triệu ha lúa, sản lượng đạt trên 43 triệu tấn (tương đương hơn 20 triệu tấn gạo).

    Đến đầu tháng 8, các địa phương đã thu hoạch hơn 24 triệu tấn lúa (riêng miền Tây 15 triệu tấn). Từ nay đến cuối năm, nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết, sản lượng lúa thu hoạch sẽ đảm bảo nhu cầu trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Lượng lúa dành cho xuất khẩu khoảng trên 15 triệu tấn (tương đương 7-7,5 triệu tấn gạo).

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU