noel giáng sinh vui vẻ
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
spot_img
More
    Trang chủThế giớiNhật Bản đặt mục tiêu thu năng lượng mặt trời từ vũ...

    Nhật Bản đặt mục tiêu thu năng lượng mặt trời từ vũ trụ vào năm 2025

    Theo Nikkei Asia, một dự án đối tác công-tư của Nhật Bản đang cố gắng thực hiện việc thu năng lượng mặt trời từ trong vũ trụ vào đầu năm 2025.

    Công nghệ trạm năng lượng mặt trời ngoài vũ trụ được một nhà vật lý người Mỹ đề xuất từ năm 1968. Theo công nghệ này, các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ được phóng lên độ cao 36.000 km so với bề mặt Trái đất.

    Năng lượng mặt trời sẽ được chuyển thành sóng vi ba – loại sóng có thể truyền qua mây, do đó đảm bảo sự ổn định bất chấp thời tiết – và chuyển xuống các trạm thu nhận trên trái đất. Các trạm này sẽ lưu trữ năng lượng dưới dạng hóa học.

    Tại Nhật Bản, vào năm 2015, các nhà khoa học của Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã tạo ra một bước đột phá khi phát thành công 1,8 kilowatt điện, đủ để cung cấp năng lượng cho một ấm đun nước điện, tới một bộ thu không dây dài hơn 50 mét.

    Giờ đây, Nhật Bản đã sẵn sàng đưa công nghệ này đến gần hơn với thực tế. Theo tờ Nikkei Asia, một dự án đối tác công-tư của Nhật Bản sẽ cố gắng thực hiện việc thu năng lượng mặt trời từ trong vũ trụ vào đầu năm 2025.

    Dự án do Naoki Shinohara, Giáo sư Đại học Kyoto, người đã nghiên cứu về năng lượng mặt trời trong không gian từ năm 2009 dẫn đầu.

    Dự án này sẽ cố gắng triển khai một loạt các vệ tinh nhỏ với pin mặt trời trên quỹ đạo nhằm truyền năng lượng mà chúng thu được tới các trạm tiếp nhận trên mặt đất cách đó hàng trăm kilomet.

    Công nghệ truyền tải năng lượng mặt trời từ vũ trụ là một ý tưởng rất hấp dẫn vì các mảng thu năng lượng mặt trời quỹ đạo đại diện cho nguồn cung cấp năng lượng tái tạo với tiềm năng không giới hạn.

    Vì thế, ngoài Nhật Bản, các cường quốc công nghệ khác cũng đang thúc đẩy nghiên cứu loại năng lượng tiềm năng này. Các đối thủ cạnh tranh có thể kể đến như Mỹ (với dự án phối hợp giữa không quân Mỹ và Viện Công nghệ California), Trung Quốc (Đại học Trùng Khánh) hay châu Âu (Cơ quan Vũ trụ châu Âu).

    Tuy nhiên, ngay cả khi Nhật Bản triển khai thành công một tập hợp các mảng pin năng lượng mặt trời trên quỹ đạo, thì công nghệ này vẫn gần với khoa học viễn tưởng hơn là thực tế. Đó là bởi vì việc sản xuất một mảng pin có thể tạo ra 1 gigawatt điện sẽ tiêu tốn khoảng 7 tỷ USD với các công nghệ hiện có.

    Minh Hoa (t/h theo báo Lao Động, Zing)

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU