noel giáng sinh vui vẻ
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
spot_img
More
    Trang chủTiêu điểmViệt Nam đón mưa sao băng Orionids cực đại vào đêm nay

    Việt Nam đón mưa sao băng Orionids cực đại vào đêm nay

    Trận mưa sao băng Orionids xảy ra vào đêm 21 và rạng sáng 22/10 đang được nhiều người yêu thích thiên văn đón đợi.

    Theo Hội Thiên văn Hà Nội HAS, mưa sao bằng Orionids là trận mưa sao bằng trung bình, tạo ra lên đến 20 ngôi sao một giờ khi đạt cực đại. Nó được tạo ra bởi những hạt bụi còn sót lại của sao chổi Halley đã được biết đến và được quan sát từ thời cổ xưa.

    Trận mưa sao băng diễn ra hằng năm từ ngày 2/10 đến ngày 7/11. Cực đại của năm nay là vào đêm ngày 21/10. Thời điểm quan sát tốt nhất là từ một địa điểm tối sau nửa đêm. Các sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Orion nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.

    Đời sống - Việt Nam đón mưa sao băng Orionids cực đại vào đêm nay

    Mưa sao băng Orionids trên bầu trời Nội Mông, Trung Quốc. (Ảnh: Yin Hao).

    Theo tờ Space, trên thực tế, đây là lần thứ hai trong năm nay chúng ta sẽ vượt qua chiếc đuôi đá bụi của sao chổi Halley. Chúng ta cũng từng đi qua nó ở một phần khác của quỹ đạo hành tinh, trong vài ngày vào đầu tháng 5, làm mưa sao băng Eta Aquarids – xuất hiện.

    Bản thân sao chổi đến gần quỹ đạo Trái Đất không quá vài triệu dặm, nhưng bụi phát tán ra từ nó theo thời gian là nguyên nhân gây ra tất cả các ngôi sao băng của Eta Aquarids và Orionids.

    Tại Việt Nam, chỉ một vài khu vực có thể chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị này, bởi theo dự báo thời tiết,  khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ ngày hôm nay trời nhiều mây, có mưa rải rác từ sáng đến đêm. Với điều kiện thời tiết như vậy, gần như các khu vực này không thể nhìn rõ được các vệt sao quét qua bầu trời.

    Trong khi đó, địa phương có thể theo dõi trận mưa sao băng này là Tp.HCM. Theo định vị trên Time and Date, người yêu thiên văn tại Tp.HCM có thể theo dõi trận mưa sao băng này vào khoảng đêm muộn ngày 21, rạng sáng ngày 22/10 với tần suất cao nhất lên tới khoảng 20 ngôi sao băng rơi mỗi giờ.

    Quốc Tiệp (t/h)

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU