noel giáng sinh vui vẻ
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiGiáo dụcCô giáo cắt tóc học sinh tại lớp: Nên hay không?

    Cô giáo cắt tóc học sinh tại lớp: Nên hay không?

    Chuyên gia cho rằng có nhiều phương pháp kỷ luật tích cực để giải quyết vấn đề hơn là cắt tóc học sinh ngay trên lớp học.

    Mới đây mạng xã hội đã lan truyền clip cô giáo cắt tóc học sinh ngay tại lớp khiến dư luận xôn xao. Cụ thể sự việc xảy ra vài ngày trước tại lớp 10A10, Trường THPT Đội Cấn (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).

    Theo nội dung clip, một nữ sinh mặc đồng phục bị cô giáo đưa ra khiển trách trước lớp. Ngay trên bục giảng, cô giáo dùng kéo để cắt tóc nữ sinh và nói “Tôi sẽ không cắt đẹp mà cắt lem nhem cho các bạn biết bởi vì tôi đã nhắc từ trước, em bảo chiều nhuộm lại mà nay vẫn còn”.

    Khi bị cô giáo cắt tóc, nữ sinh này giải thích và cho rằng cô giáo đang cắt tóc đen. Cô giáo tiếp tục nói: “Hôm nay tôi cắt thật xấu chứ không phải là cắt tóc vàng. Đấy là quy định rồi. Từ sau tết nguyên đán, nhà trường nhắc rồi mà vẫn để cụm light đấy”.

    Ngay sau khi clip được đăng tải đã thu hút hàng nghìn lượt chia sẻ, bình luận. Đa số bình luận cho rằng học sinh vi phạm nội quy nhà trường thì hãy nhắc nhở, sau đó kỷ luật và mời huynh đến chứ giáo viên không có quyền xâm phạm đến cơ thể người khác.

    Giáo dục - Cô giáo cắt tóc học sinh tại lớp: Nên hay không?

    Cô giáo đã cắt tóc học sinh ngay trên lớp (Ảnh lấy từ clip).

    Về phía đại diện ngành giáo dục địa phương, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã xuống làm việc với lãnh đạo Trường THPT Đội Cấn cho thấy, sự việc diễn ra đúng như clip đang lan truyền trên mạng xã hội. Sự việc xuất phát từ chuyện học sinh này vẫn còn để tóc nhuộm trong khi nhà trường đã cấm. Chính vì vậy, cô giáo cắt tóc học sinh chứ không phải vì thù oán cá nhân. Sở GD&ĐT cũng yêu cầu nhà trường làm việc với phụ huynh, học sinh liên quan và cô giáo cắt tóc của nữ sinh tại lớp để có báo cáo cụ thể.

    Trước sự việc này, trao đổi với Người Đưa tin PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm khoa Các khoa học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) cho biết hành vi này của giáo viên thể hiện việc người thầy chưa làm chủ được các biện pháp kỷ luật tích cực và một phần nào phản ánh sự bất lực của giáo viên trước các vấn đề hành vi của học trò. Theo thầy Nam cần có những trao đổi, đánh giá rõ ràng sự việc cụ thể, tuy nhiên khi nhà trường đã có các quy định về trang phục của học sinh, nếu học sinh vi phạm thì có rất nhiều bước để xử lý phù hợp.

    “Có một số bước để quản lý hành vi như nhắc nhở, trừ điểm thi đua hoặc quyền lợi của các em, mời phụ huynh cùng hợp tác với nhà trường để thay đổi hành vi của các em, tạo ra áp lực nhóm từ bạn bè cùng lớp từ đó giúp các em hiểu ra các hành vi của mình”, ông Nam đưa ra phương pháp.

    Giáo dục - Cô giáo cắt tóc học sinh tại lớp: Nên hay không? (Hình 2).

    GS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm khoa Các khoa học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội).

    Chuyên gia cũng bày tỏ rằng việc ở trong lớp cắt tóc của học sinh nếu bố mẹ không được biết và chỉ là hành vi bộc phát của giáo viên sẽ dẫn đến rất nguy cơ cho giáo viên, “Bản thân giáo viên có thể vướng vào những lùm xùm không đáng có, bị phu huynh kiện hoặc quy chụp rằng đây là hành vi vi phạm quyền trẻ em”, ông Trần Thành Nam cho biết.

    Ngoài ra, thông qua hành vi này cũng chứng tỏ cô giáo không quản lý tốt cảm xúc và chưa áp dụng được các phương pháp của kỷ luật tích cực từ đó để lại một số hệ luỵ xấu có thể xảy ra ảnh hưởng đến cả giáo viên và nhà trường.

    Đưa ra giải pháp cho sự việc này, ông Nam cho rằng cần xử lý nhiều khía cạnh. Về phía tâm lý của học sinh cần nói chuyện với cha mẹ em và giải thích rõ sự việc, không nên để nó trở thành một tiêu điểm tranh cãi qua lại giữa phụ huynh và giáo viên từ đó ảnh hưởng đến học tập của học sinh.

    Cùng với đó cần trao đổi lại với giáo viên về các nguyên tắc quản lý hành vi tích cực, “Hiểu rõ tại sao có hành vi cắt tóc học sinh trước lớp, trước đó đứa trẻ có hành vi tấn công về mặt lời nói đối với giáo viên không, để cho giáo viên hiểu rõ hành vi của mình có những hệ luỵ như thế nào”, chuyên gia bày tỏ.

    Ngoài ra, nên có trả lời chính thức từ phía giáo viên, nhà trường để chấm dứt những lùm xùm của sự việc và đây là trường hợp điển hình để giáo viên rút kinh nghiệm cho những sự việc lần sau.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU