Người phụ nữ bị chồng bỏ vì bỗng nhiên mọc râu. Nguồn: Daily Mail.
Theo tờ Daily Mail, cô Mandeep Kaur đến từ Punjab, Ấn Độ đã kết hôn với chồng vào năm 2012. Những tưởng có thể chung sống hạnh phúc mãi mãi với chồng thì không ngờ vài năm sau, cơ thể cô đột ngột thay đổi. Cụ thể, lông tay, chân của cô Mandeep Kaur mọc lên rất nhiều, rậm rạp chẳng khác nào đàn ông.
Khi chồng Mandeep Kaur phát hiện ra điều này, anh không thể chấp nhận nổi việc vợ mình ngày càng trở nên nam tính. Cuối cùng, chồng cô Mandeep Kaur chọn cách ly hôn.
Đột ngột thay đổi về ngoại hình cùng với sự chối bỏ, ghê sợ của chồng, cô Mandeep Kaur rơi vào tình trạng suy sụp trong một thời gian. May mắn thay, với sự giúp đỡ của cộng đồng, cô Mandeep Kaur dần bước ra khỏi bóng tối ám ảnh và bắt đầu chấp nhận bộ râu và chứng lông mọc rậm rạp của mình, thậm chí cô còn chủ động để râu.
Để đối phó với nỗi đau, Kaur đã tìm đến Gurdwara – nơi thờ cúng của những người theo đạo Sikh và được ban phước lành. Nhờ những lời dạy, cô bắt đầu học cách chấp nhận diện mạo mới sau nhiều năm sống trong đau khổ, dằn vặt.
Mặc dù thường bị nhầm với đàn ông nhưng hiện tại, cô Mandeep Kaur đã không còn quan tâm đến những lời đàm tiếu, chỉ trỏ. Cô và các anh trai của mình cùng nhau làm nông và sống một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.
Người phụ nữ 33 tuổi nói yêu vẻ bề ngoài của bản thân, từ chối cạo râu dù liên tục bị nhầm là nam giới cho đến khi cất giọng. Hàng ngày, cô cùng các anh trai làm nông để trang trải cuộc sống. Hình ảnh Kaur lái xe máy quanh làng cũng trở nên quen thuộc với mọi người.
Theo các chuyên gia y tế, hội chứng của cô Mandeep Kaur mắc phải gọi là chứng rậm lông (Hirsutism), thường xuất hiện ở những vùng mà lông của nam giới hoạt động mạnh mẽ, bao gồm mặt, cổ, đùi và mông. Hiện tượng này xảy ra là do nội tiết tố nam có tên là Androgens dư thừa quá nhiều hoặc cơ thể nhạy cảm hơn với các kích thích tố này. Ở những bệnh nhân nữ trẻ tuổi, hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic Ovary Syndrome) cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng rậm lông.
Đây không phải trường hợp đầu tiên trên thế giới, trước đó vào ăm 2021, Klyde Warren, nữ nhà văn tự do ở bang Nebraska (Mỹ), được chú ý khi có bộ râu rậm rạp từ năm 15 tuổi.
Chứng rậm lông ở phụ nữ (hirsutism) đến từ nhiều nguyên nhân
Thông tin trên Zing, mất cân bằng nội tiết tố nam: Theo tạp chí Indian Journal of Dermatology, chứng rậm lông ảnh hưởng 5-10% phụ nữ trên thế giới và có xu hướng di truyền. Các cô gái có thể bị rậm lông nếu mẹ, bà hoặc trong gia đình có phụ nữ mắc chứng tương tự. Phụ nữ gốc Nam Á, Trung Đông, Địa Trung Hải cũng có nguy cơ nhiều hơn. Những người này có lượng nội tiết tố androgen trong cơ thể cao hơn mức bình thường.
Buồng chứng đa nang (PCOS) là nguyên nhân phổ biến nhất gây rậm lông ở phụ nữ với 35% số ca trên thế giới. Bệnh xảy ra ở những phụ nữ dư thừa hormone sinh dục nam. Trong khi đó, lượng hormone sinh dục nữ không đủ. Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tỷ lệ mắc PCOS là 6-10%.
Mất cân bằng ở tuyến thượng thận cũng gây phát triển quá mức lông, râu, tóc trên cơ thể. Rối loạn tuyến thượng thận bao gồm ung thư thượng thận, có khối u, tăng sản, bệnh Cushing…
Hội chứng “người sói” (tên khoa học là Hypertrichosis, Ambras) là bệnh do sự phát triển bất thường của râu, tóc và các khu vực khác trên cơ thể. Nó được xếp vào loại cực hiếm gặp với xác suất 1/1.000.000 người. Thế giới mới chỉ ghi nhận khoảng 50 người mắc tính từ thời Trung cổ.
Trúc Chi (t/h)
Link bài gốc: https://www.nguoiduatin.vn/dang-tre-dep-nguoi-phu-nu-bong-moc-rau-khien-chong-bo-chay-a599162.html