noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủThế giớiQuốc gia nghèo nhất châu Âu lo ngại bị cắt hẳn khí...

    Quốc gia nghèo nhất châu Âu lo ngại bị cắt hẳn khí đốt Nga

    Nếu Gazprom ngừng hoàn toàn việc cấp khí đốt cho Moldova, quốc gia Đông Âu này sẽ cũng phải đối phó với một cuộc khủng hoảng năng lượng ở vùng ly khai Transdnistria.

    Moldova cho rằng Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga có thể ngừng hoàn toàn việc cung cấp khí đốt cho nước này “ở một giai đoạn nhất định” và chính phủ Moldova đang xem xét một kịch bản như vậy, Bộ trưởng Năng lượng Moldova Viktor Parlikov cho biết hôm 20/3.

    Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Vocea Basarabiei, ông Parlikov lưu ý rằng trong trường hợp như vậy, Chisinau cũng sẽ phải “đối phó với một cuộc khủng hoảng năng lượng ở Transnistria”.

    Moldova được cho là đang chuyển toàn bộ lượng khí đốt mà họ nhận được từ Nga đến một nhà máy thủy điện ở tả ngạn sông Dniester ở vùng ly khai Transnistria của nước này để đổi lấy điện năng giá rẻ chuyển về các khu vực dân cư ở hữu ngạn con sông.

    “Bây giờ thực tế là chúng tôi đang chuyển miễn phí tất cả khí đốt đến tả ngạn sông Dniester. Lợi thế của tình huống này là chúng tôi có thể mua điện từ đây với giá tốt hơn so với giá ở nơi khác”, Bộ trưởng Năng lượng Moldova nói.

    Ông Parlikov cảnh báo về tác động của việc chấm dứt hợp đồng cung ứng khí đốt với Gazprom. Sản xuất điện trong nước chỉ có thể đáp ứng 20% nhu cầu điện của Moldova. Quốc gia nội lục địa ở Đông Âu hiện đang mua điện với giá 73 USD/kWh từ Transnistria so với giá 93 USD/kWh nhập khẩu từ nước láng giềng Romania.

    “Sẽ có những hậu quả phải giải quyết ở hữu ngạn sông Dniester nếu khí đốt Nga bị cắt hoàn toàn. Ngoài ra, có 250.000 người sống ở tả ngạn sông Dniester, hầu hết là công dân Moldova. Họ sẽ không đến Moscow hay Ukraine, chúng tôi cũng sẽ phải chăm lo cho họ”, vị quan chức này cho biết thêm.

    Thế giới - Quốc gia nghèo nhất châu Âu lo ngại bị cắt hẳn khí đốt Nga

    Bản đồ cho thấy khu vực ly khai Transnistria – vùng đất hẹp nằm giữa sông Dniester và biên giới Moldova-Ukraine. Ảnh: GIS Report

    Năm 2021, công ty năng lượng quốc gia Moldova Moldovagas đã ký hợp đồng 5 năm với Gazprom để cung cấp 3,3 tỷ m3 khí đốt hàng năm. Trong khối lượng này, 1,1 tỷ m3 được chuyển cho Moldova và 2,2 tỷ m3 cho Transnistria.

    Nhưng vào tháng 10, Gazprom đã cắt giảm 30% nguồn cung khí đốt cho Moldova xuống còn 5,7 triệu m3 khí mỗi ngày, với lý do công ty năng lượng nhà nước Ukraine Naftogaz từ chối cung cấp dịch vụ vận chuyển khí đốt qua điểm quá cảnh Sokhranovka.

    Ukraine đã đóng cửa nhà ga Sokhranovka vào tháng 5, tuyến đường trung chuyển khí đốt quan trọng xử lý khoảng 1/3 lượng khí đốt Nga chảy qua nước này tới các khách hàng châu Âu.

    Moldova – quốc gia 2,6 triệu dân, nghèo nhất châu Âu, nằm giữa Ukraine và Romania – đã chịu áp lực ngày càng nặng nề kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát thành hành động quân sự hồi tháng 2/2022, với việc các mảnh vỡ tên lửa thỉnh thoảng lại rơi xuống lãnh thổ Moldova.

    Việc nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Nga bị giảm và cơ sở hạ tầng năng lượng ở Ukraine bị tàn phá đã đe dọa nguồn cung nhiên liệu của Moldova, buộc nước này phải chuyển hướng đột ngột sang các nguồn tài nguyên từ phương Tây.

    Năm ngoái, chính phủ Moldova đưa ra ước tính về hóa đơn năng lượng phải trang trải ở mức 1 tỷ USD, tương đương khoảng 8% nền kinh tế của nước này.

    Moldova đã nộp đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và giành được tư cách ứng cử viên vào tháng 6 năm ngoái, cùng ngày với Ukraine. Chisinau đã nhận được hàng trăm triệu Euro trong năm qua từ EU và các nhà tài trợ quốc tế khác để giúp đất nước duy trì hoạt động.

    Minh Đức (Theo RT, Bloomberg)

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU