noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủVăn hóaSân khấu kịch đầu năm: "Ngủ đông" hay nỗ lực sáng đèn?

    Sân khấu kịch đầu năm: “Ngủ đông” hay nỗ lực sáng đèn?

    Chủ tịch Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã thẳng thắn chỉ ra những lý do khiến khán giả không mặn mà với việc đến rạp xem kịch nói ở Thủ đô…

    Sau hơn 2 năm ảnh hưởng của dịch Covid-19, các Nhà hát ở Thủ đô đã bắt tay vào dựng các vở mới để phục vụ khán giả và tham dự các Liên hoan sân khấu.

    Tuy nhiên, vào dịp đầu năm, nhiều khán giả vẫn không mặn mà với việc đến rạp thưởng thức nghệ thuật. Vì sao vậy?

    Văn hoá - Sân khấu kịch đầu năm: 'Ngủ đông' hay nỗ lực sáng đèn?

    NSND Trịnh Thuý Mùi – Chủ tịch Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.

    Chia sẻ với Người Đưa Tin, NSND Trịnh Thuý Mùi – Chủ tịch Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cho biết, sau Tết Nguyên đán, sân khấu phía Nam “nhộn nhịp” trở lại nhưng nhiều Nhà hát ở Thủ đô lại “im lìm” là có lý do.

    Thứ nhất là tâm lý khán giả ở miền Bắc là không có thói quen đi xem kịch vào dịp Tết hay đầu năm mà thường phải sang tháng 2, tháng 3 mới đi xem kịch. Thứ hai là do chưa có kịch bản thực sự hay khiến khán giả phải mua vé để xem.

    “Sân khấu Thủ đô lúc nào cũng thiếu những kịch bản có chất lượng. Vì sao phim điện ảnh vẫn có những tác phẩm “bom tấn” mà sân khấu kịch thì thiếu sự đột phá về chất lượng như vậy? Có lẽ là vì chúng ta thiếu sự nhiệt huyết của người làm nghề với khán giả.

    Thêm nữa là cũng có một vài tác phẩm của đơn vị công lập rất hay nhưng tiếp cận đến với công chúng còn hạn chế. Chúng ta chưa có sự nỗ lực trong truyền thông, chưa dám đầu tư cho quảng bá và giới thiệu tác phẩm. Phải có sự dài hơi ấy mới đem đến những đến hiệu quả là các đêm diễn có doanh thu cho nghệ sĩ. Nhiều Nhà hát đã nỗ lực sáng đèn nhưng chưa chú trọng đến kịch bản, quảng bá vở diễn nên khán giả không biết thông tin mà đến rạp…”, NSND Trịnh Thúy Mùi cho hay.

    Văn hoá - Sân khấu kịch đầu năm: 'Ngủ đông' hay nỗ lực sáng đèn? (Hình 2).

    Theo NSƯT Xuân Bắc – Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam thì các nghệ sĩ của đơn vị này đã miệt mài dựng vở ngay sau Tết nguyên đán.

    Nói về sân khấu kịch hiện nay, NSƯT Xuân Bắc – Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam chia sẻ, sau dịp Tết, đơn vị của anh cũng đã bắt tay ngay vào dàn dựng vở mới mang tên Người đi dép cao su – là vở kịch nói về Bác Hồ, dựa trên tập kịch thơ cùng tên của nhà văn Kateb Yacine (Algeria).

    “Có ý kiến cho rằng, sau Tết sân khấu kịch vẫn còn “ngủ đông” nhưng không phải vậy. Chúng tôi đã bắt tay ngay vào làm việc sau kỳ nghỉ dài ngày. Trong tháng 2/2023, ê- kíp diễn viên của Nhà hát đã miệt mài tập luyện cho vở Người đi dép cao su.

    Đây không đơn thuần chỉ là một tác phẩm ca ngợi về Bác Hồ kính yêu, mà còn như một bản trường ca, khắc họa vô cùng sống động về đất nước, con người Việt Nam qua những thời kỳ lịch sử. Chúng tôi tập luyện ngày đêm hy vọng sẽ ra mắt khán giả vào tháng 3 năm nay”, Giám đốc Nhà hat Kịch Việt Nam cho hay.

    Lý giải về việc khán giả không mặn mà với việc đi xem kịch tại rạp, NSƯT Xuân Bắc cho biết, nền nghệ thuật sân khấu đã đi qua giai đoạn hoàng kim và đang đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách. Sức cạnh tranh của các loại hình giải trí hiện đại khiến sân khấu không còn sức hút như giai đoạn trước, dù những người làm sân khấu nghĩ đủ phương thức để kéo khán giả tới rạp.

    “Nếu không tự làm mới mình, nghệ sĩ sẽ không theo được sự phát triển của thời đại. Riêng Nhà hát của chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều trong việc tiếp cận thông tin. Như quảng bá các vở diễn mới trên các ứng dụng ở mạng xã hội. Hay phát trailer vở diễn để tạo hiệu ứng, khéo khán giả đến xem. 

    Nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng, đầu tư vào kịch bản, chất lượng vở diễn là điều quan trọng nhất nên nhiều năm nay, chúng tôi đã tìm tòi kịch bản, kêu gọi các tác giả có vở diễn hay để cùng Nhà hát tạo ra những tác phẩm xứng tầm”.

    NSND Thuý Mùi nói thêm, để kéo được khán giả đến rạp, các Nhà hát phải đổi mới, ứng dụng công nghệ, mạng xã hội chủ động hơn nữa. Việc bán vé online cũng nên triển khai đồng bộ ở các Nhà hát, để khán giả không cần phải chạy đến Nhà hát mà vẫn có thể mua vé trên mạng, và chọn chỗ ngồi mình mong muốn. Như thế mạng xã hội sẽ làm sân khấu kịch tới gần khán giả hơn.

    Chia sẻ về các hoạt động nghệ thuật đầu năm, NSƯT Sĩ Tiến – Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cho hay, đầu năm 2023, Nhà hát có diễn hài kịch Giấc mơ hạnh phúc. Hai tiểu phẩm chính của chương trình do “giáo sư Cù Trọng Xoay” Đinh Tiến Dũng và tác giả Nguyễn Thu Hiền viết kịch bản.

    Theo ông Sĩ Tiến, dịp đầu năm, các nghệ sĩ của Nhà hát Tuổi trẻ đã miệt mài tập luyện, “vào việc” luôn chứ không có tư tưởng “tháng giêng là tháng ăn chơi” như mọi người hay nói.

    Văn hoá - Sân khấu kịch đầu năm: 'Ngủ đông' hay nỗ lực sáng đèn? (Hình 3).

    Một vở diễn của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam.

    “Các nghệ sĩ của Nhà hát cũng có chuyến lưu diễn ở Hà Giang vào cuối tháng 2/2023 cho các khán giả ở vùng cao. Sau đó chúng tôi lên kế hoạch để tổ chức kỷ niệm 45 năm thành lập nhà hát (10/4/1978 – 10/4/2023). Chúng tôi hy vọng kết hợp với các tài năng trẻ tạo ra động lực mới cho Nhà hát với những vở diễn đặc sắc. 

    Nhà hát Tuổi trẻ luôn tự hào là “cái nôi” để đào tạo những nghệ sĩ trẻ yêu sân khấu và làm phim truyền hình rất tốt như: Thu Quỳnh, Thanh Sơn, Lương Thu Trang. Quang Trọng…”, Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ tâm sự.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU