noel giáng sinh vui vẻ
Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
spot_img
More
    Trang chủTiêu điểmDoanh nghiệp châu Âu muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triển...

    Doanh nghiệp châu Âu muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triển bền vững

    Sách trắng 2023 mà EuroCham mới công bố đã tập trung vào nhiều vấn đề trọng tâm của kinh tế thương mại của Việt Nam.

    Ngày 16/2, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức Lễ ra mắt Sách Trắng năm 2023 với chủ đề “Nỗ lực hướng tới kinh tế xanh và phát triển bền vững, thực thi toàn diện EVFTA và hoàn tất phê chuẩn EVIPA”.

    Sách Trắng là ấn phẩm thường niên của EuroCham, đóng vai trò như một hướng dẫn toàn diện về bối cảnh pháp lý mà các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đang đối mặt.

    Cuốn sách cung cấp chi tiết những thông tin về những thách thức đang cản trở tăng trưởng kinh tế và làm rõ các vấn đề liên quan tới những lĩnh vực quan trọng như thương mại, đầu tư, việc làm và phát triển. Tập trung vào các giải pháp thiết thực, Sách Trắng trình bày các khuyến nghị chính sách nhằm giải quyết các rào cản pháp lý này và tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

    Sự kiện - Doanh nghiệp châu Âu muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triển bền vững

    Các đại biểu ra mắt Sách Trắng.

    Đặc điểm nổi bật của Sách Trắng là tổng hợp các đóng góp từ 18 Tiểu ban Ngành nghề của EuroCham. Kiến thức, kinh nghiệm của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu cung cấp một đánh giá toàn diện về môi trường pháp lý và những thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong các lĩnh vực tương ứng của họ.

    Sách trắng 2023 của EuroCham đã tập trung vào nhiều vấn đề trọng tâm của kinh tế thương mại của Việt Nam như chăm sóc sức khỏe, kinh tế xanh và phát triển bền vững, thúc đẩy đổi mới và đầu tư.

    Phát biểu tại buổi ra mắt, Chủ tịch EuroCham Alain Cany cho biết việc ra mắt Sách trắng và những cuộc đối thoại đi kèm mang lại cơ hội hiểu biết lẫn nhau cũng như mang lại giải pháp để phát triển các lĩnh vực. Dựa trên những điểm chính trong Sách trắng, các cơ quan, doanh nghiệp có thể đặt ra các tham vọng phát triển bền vững tại Việt Nam.

    “Tiến bộ kinh tế ấn tượng của Việt Nam là minh chứng cho tiềm năng của đất nước này với tư cách là một quốc gia hàng đầu trong khu vực. Tuy nhiên, để đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng dài hạn, chúng ta buộc phải ưu tiên phát triển bền vững.

    Sách Trắng mới nhất của chúng tôi đóng vai trò là một hướng dẫn toàn diện cho tương lai này, đưa ra các khuyến nghị chính sách thiết thực để giải quyết những thách thức pháp lý cấp bách nhất mà các doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động tại Việt Nam phải đối mặt. Bằng cách hợp tác để vượt qua những trở ngại này và tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho tăng trưởng bền vững, chúng ta có thể góp phần đảm bảo một tương lai tươi sáng hơn, bền vững hơn cho Việt Nam và người dân.

    Trong giai đoạn chuyển đổi sang một tương lai xanh và bền vững, tôi rất kỳ vọng vào mối quan hệ giữa Nhóm châu Âu và Việt Nam. Cùng với nhau, mối quan hệ hữu ích này cho phép chúng ta tận dụng những triển vọng vô tận phía trước. Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu và EuroCham sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam đạt được những tiến bộ này”, ông Cany khẳng định.

    Sự kiện - Doanh nghiệp châu Âu muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triển bền vững (Hình 2).

    Chủ tịch EuroCham Alain Cany phát biểu tại Lễ ra mắt Sách Trắng 2023.

    Nhận xét về tiến độ của EVFTA cho đến nay, Chủ tịch EuroCham Alain Cany cho biết: “EVFTA là động lực thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy công nghệ và chuyên môn. Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng tiềm năng còn rất nhiều, đặc biệt nếu các khuyến nghị chính của Sách Trắng được thực hiện.”

    Ông Cany cũng cho rằng nếu Việt Nam có thể giải quyết các thách thức nêu trong Sách Trắng, toàn bộ tiềm năng của EVFTA có thể được hiện thực hóa.

    Trao đổi trong phần thảo luận, ông Tomaso Andreatta – Chủ tịch Tiểu ban Phát triển xanh thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho rằng khi nền kinh tế Việt Nam phát triển, mức độ ô nhiễm cũng tăng theo do sự phức tạp của sản phẩm của các ngành công nghiệp và sự gia tăng tiêu dùng của các gia đình giàu có.

    “Chúng tôi đã hết sức quan tâm đến việc xây dựng các chính sách trong Sách Trắng nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Chúng tôi ủng hộ không chỉ thúc đẩy các nguồn năng lượng sạch và tái tạo, mà còn cải thiện các nỗ lực tái chế, đặc biệt là liên quan đến nhựa.

    Chúng tôi cũng đưa ra các chính sách thúc đẩy việc triển khai các tòa nhà thông minh tiết kiệm năng lượng để giảm ô nhiễm và tiêu thụ năng lượng, cũng như các biện pháp quản lý nước tốt hơn – bao gồm quản lý tài nguyên nước – để chống lại tác động của biến đổi khí hậu”, ông Tomaso Andreatta khẳng đinh. 

    Bên cạnh đó, ông Tomaso Andreatta nhấn mạnh Chính phủ cần có hành động khẩn cấp để giải quyết những vấn đề cấp thiết về khí hậu và môi trường và hợp tác toàn cầu là điều bắt buộc.

    Sự kiện - Doanh nghiệp châu Âu muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triển bền vững (Hình 3).

    Toàn cảnh buổi ra mắt. 

    Để thực hiện quá trình chuyển đổi xanh, Việt Nam cần có nguồn ngân sách đáng kể với sự tham gia của cả nguồn lực tư và công. Trong Báo cáo Quốc gia về Khí hậu và Phát triển cho Việt Nam (CCDR), Ngân hàng Thế giới ước tính từ nay đến năm 2040, Việt Nam sẽ cần đầu tư khoảng 6% GDP mỗi năm để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

    Ông Tomaso Andreatta cũng khuyến nghị Việt Nam cần đẩy nhanh việc sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường 2014, đặc biệt về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Các mục tiêu và quy định chính sách đưa ra cần cụ thể về kiểm soát chất lượng không khí và khí thải.

    Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng thuế đối với các nhà máy điện than, nhà máy xi măng và các nhà máy gây ô nhiễm chính khác theo tác động ước tính đến kinh tế xã hội và sức khỏe; đưa không khí sạch vào làm KPI mức cao cho các công ty năng lượng, bắt đầu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); đầu tư vào các hệ thống lọc và các thiết bị khác để giảm ô nhiễm, bắt đầu từ các trạm phát điện; Đẩy mạnh phát triển giao thông công cộng không gây ô nhiễm môi trường không khí.

     

     

     

     

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU