noel giáng sinh vui vẻ
Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngHà Nội: Tạm giữ lượng lớn thuốc trị bệnh trĩ nghi giả...

    Hà Nội: Tạm giữ lượng lớn thuốc trị bệnh trĩ nghi giả nhãn hiệu

    Đoàn liên ngành phát hiện cơ sở tại ngõ 123 phố Trần Cung đang kinh doanh 2.020 tuýp thuốc trị bệnh trĩ nhãn có chữ MR.DAFLON có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

    Ngày 16/2, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), lực lượng chức năng của Hà Nội  tiến hành kiểm tra và tạm giữ nhiều sản phẩm dược dùng để trị bệnh trĩ có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

    Cụ thể, ngày 15/2, Đội Quản lý thị trường số 1 và số 22 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp với Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh tại ngõ 123 phố Trần Cung do bà Nguyễn Thị Thu Hiền làm chủ.

    Tại thời điểm kiểm tra, đoàn liên ngành phát hiện cơ sở này đang kinh doanh 2.020 tuýp thuốc trị bệnh trĩ nhãn có chữ MR.DAFLON, loại 15g/tuýp. Toàn bộ số hàng hóa trên có dấu hiệu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ của Biofarma.

    Mở rộng kiểm tra, lực lượng chức năng cũng phát hiện cơ sở trên không có Giấy chứng nhận kinh doanh theo quy định và không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

    Làm việc với đoàn kiểm tra, bà Hiền cho biết toàn bộ số hàng hóa là thuốc trên được mua trôi nổi ngoài thị trường qua Facebook về để kinh doanh lại trên mạng xã hội Facebook và Sàn thương mại điện tử Shopee, không có giấy đăng ký lưu hành, không có hóa đơn chứng từ liên quan đến hàng hóa.

    Tiêu dùng & Dư luận - Hà Nội: Tạm giữ lượng lớn thuốc trị bệnh trĩ nghi giả nhãn hiệu

    Lực lượng liên ngành của Hà Nội phát hiện và tạm giữ lượng lớn thuốc điều trị bệnh trĩ có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ.

    Theo ông Hoàng Đại Nghĩa, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1, trong vụ việc này, lực lượng đã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, theo dõi, nắm bắt thông tin của đối tượng trên với thời gian dài (xuyên Tết Nguyên đán). Đơn vị này đã liên hệ với đại diện sở hữu nhãn hiệu (Biofarma – Pháp) để phối hợp trình tự thủ tục xác nhận hàng giả mạo nhãn hiệu cũng như hệ thống dữ liệu của cơ quan quản lý dược để xác định mặt hàng vi phạm có dấu hiệu không có số đăng ký lưu hành theo quy định của Luật Dược.

    Cùng với đó, Đội Quản lý thị trường số 1 cũng phối hợp chặt chẽ với Đội Quản lý thị trường địa bàn và Công an quận Bắc Từ Liêm để xác định chính xác đối tượng cũng như địa điểm tập kết hàng hóa, diễn ra hành vi vi phạm.

    Ước tổng trị giá hàng hóa vi phạm theo giá niêm yết là 381.780.000 đồng. Với các vi phạm trên, lực lượng chức năng tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.

    T.M

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU