Nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ với đoàn rước khoảng 200 người, đi đầu là đoàn cờ ngũ sắc, nghi trượng, dàn bát âm, tiếp đến là kiệu sứ giả và cuối cùng là các phật tử.
Ghi nhận của Người Đưa Tin sáng 1/2 (tức 11 tháng Giêng năm Quý Mão), tại Khu di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia đặc biệt Đền Trần – Chùa Tháp (Nam Định) diễn ra Lễ rước kiệu Ngọc Lộ. Đây là nghi thức mở đầu cho Lễ hội Khai ấn Đền Trần 2023.
Lễ rước kiệu Ngọc Lộ là một trong những nghi lễ quan trọng trong Lễ hội Khai ấn Đền Trần. Nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ với đoàn rước khoảng 200 người. Đi đầu là đoàn cờ ngũ sắc, nghi trượng, dàn bát âm, tiếp đến là kiệu sứ giả và cuối cùng là các phật tử tụng kinh.
Ngoài ý nghĩa tâm linh là rước Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông về bái tổ tiên triều và dự nghi lễ thờ thủy tổ dòng họ, nghi lễ còn mang ý nghĩa tri ân công đức các bậc tiên tổ, dung hòa các tôn giáo, tín ngưỡng và giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu.
Múa rồng là một trong những hoạt động văn hoá đặc sắc tại Lễ hội Khai ấn Đền Trần.
Nghi thức dâng hoa, lễ vật vào chùa Tháp chuẩn bị thực hành nghi lễ rước chân nhang Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
Ông Thủ từ đền Trần vào thượng điện chùa Tháp, nơi thờ Đức Vua Trần Nhân Tông làm lễ xin rước bát hương ra kiệu.
Khi đoàn kiệu đến sân đền Thiên Trường thì tế chủ rút 5 nén hương ở bát hương kiệu “Ngọc Lộ” cắm vào bát hương chỗ thần vị đức vua Trần Nhân Tông trong đền Thiên Trường.
Sau khi rước chân nhang, đoàn rước quay trở về Đền Trần và tiếp tục thực hiện nghi lễ tại Đền Thiên Trường.
Sân đền Thiên Trường nơi diễn ra Lễ Khai ấn Đền Trần đêm 14 tháng Giêng.
Mặc dù Lễ Khai ấn Đền Trần đêm 14 tháng Giêng nhưng hiện nay đã có đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham dự lễ hội Khai ấn Đền Trần. Người dân với du khách tới Đền Trần thành tâm dâng lễ, cầu cho năm mới bình an và may mắn.