noel giáng sinh vui vẻ
Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024
spot_img
More
    Trang chủTiêu điểmKiến nghị tiếp tục tăng chi ngân sách hàng năm cho sự...

    Kiến nghị tiếp tục tăng chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp y tế

    Người đứng đầu ngành Y tế cho biết, năm 2023, Bộ đặt mục tiêu phát triển hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả, bền vững…

    Phát triển hệ thống y tế công bằng, chất lượng

    Chiều 30/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn có buổi làm việc với Bộ Y tế.

    Báo cáo về công tác y tế năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2023, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết toàn ngành y tế đã nỗ lực triển khai công tác y tế và các nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2022.

    Trong số 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch theo Nghị quyết 32 của Quốc hội về phát triển kinh tế xã hội năm 2022, Bộ Y tế đã thực hiện vượt và đạt 3 chỉ tiêu chủ yếu là số bác sĩ/10.000 dân; số giường bệnh/10.000 dân và tỉ lệ tham gia Bảo hiểm y tế.

    Ngành cũng đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu cụ thể ngành, lĩnh vực năm 2022 được Chính phủ giao.

    Người đứng đầu ngành y tế cũng cho biết, năm 2023, Bộ đặt mục tiêu phát triển hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, tập trung kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và các dịch bệnh mới phát sinh;

    Tăng cường y tế cơ sở, y tế dự phòng, nâng cao năng lực điều trị ở tất cả các tuyến; tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách; giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế.

    Tiêu điểm - Kiến nghị tiếp tục tăng chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp y tế

    Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan kiến nghị Quốc hội tiếp tục tăng chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp y tế.

    Về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho hay, Bộ sẽ tăng cường hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở các cấp, cơ quan, đơn vị ngành Y tế trên cơ sở quán triệt, bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các Nghị quyết chuyên đề, các Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.

    Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2021 – 2030, các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 – 2025…

    Trước mắt, xây dựng và triển khai hệ thống văn bản hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)vừa được Quốc hội ban hành;

    Tiếp tục sửa đổi Luật Dược, Luật Dân số, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Phòng bệnh, Luật Trang thiết bị y tế…; phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi Luật Giá, Luật Đấu thầu, nhất là đối với các nội dung liên quan đến lĩnh vực y tế. Nâng cao năng lực quản trị bệnh viện, chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…

    Tiêu điểm - Kiến nghị tiếp tục tăng chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp y tế (Hình 2).

    Quang cảnh buổi làm việc.

    Bộ Y tế kiến nghị Quốc hội tiếp tục tăng chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách Nhà nước; tập trung ngân sách Nhà nước cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, bệnh viện ở vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, các lĩnh vực phong, lao, tâm thần…

    Quan tâm, dành ngân sách Trung ương để hỗ trợ các địa phương có khó khăn đầu tư cho các trạm y tế xã, nhất là các trạm ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; đầu tư cho một số trung tâm y tế, bệnh viện huyện chưa được đầu tư.

    Bộ trưởng Bộ Y tế mong muốn, Quốc hội ủng hộ, tạo điều kiện để Bộ Y tế tiếp tục sửa đổi Luật Dược, Luật Dân số, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Phòng bệnh, Luật Trang thiết bị y tế…; quan tâm đến các quy định liên quan đến lĩnh vực y tế trong nội dung sửa đổi Luật giá, Luật Đấu thầu.

    Quốc hội quan tâm chỉ đạo, xem xét, phê duyệt báo cáo đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”…

    Giải quyết căn cơ những tồn tại, hạn chế

    Bên cạnh những kết quả đạt được của ngành y tế, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết ngành còn một số vấn đề mà ĐBQH, cử tri, nhân dân và dư luận xã hội quan tâmnhư: Thu nhập, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế còn bất cập, đời sống của một bộ phận cán bộ y tế còn nhiều khó khăn, nhất là cán bộ y tế cơ sở;

    Tình trạng nghỉ việc, bỏ việc của nhân viên y tế, nhất là nhân lực có trình độ, kinh nghiệm tại các cơ sở y tế công lập; tình hình thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế tại một số cơ sở y tế chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm.

    Cùng với đó, hệ thống văn bản pháp luật vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa đầy đủ, nhất là vấn đề mua sắm, đấu thầu, xã hội hoá, tự chủ, quản trị bệnh viện công; giá dịch vụ y tế chậm điều chỉnh; công nghiệp dược, công nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế trong nước còn hạn chế…

    Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý, dịch Covid-19, các bệnh truyền nhiễm còn diễn biến khó lường, còn tâm lý chủ quan; tỉlệ tiêm mũi 3, mũi 4 và cho trẻ em ở nhiều nơi chưa đạt dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ tái phát dịch bệnh… Đây cũng là những thách thức của ngành ytế trong thời gian tới.

    Tiêu điểm - Kiến nghị tiếp tục tăng chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp y tế (Hình 3).

    Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định, Đảng, Nhà nước, nhân dân luôn chia sẻ, ủng hộ để phát triển ngành y tế.

    Đồng thời, đề nghị ngành y tế tiếp tục tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan để xây dựng các giải pháp trước mắt và lâu dài để giải quyết căn cơ những vấn đề tồn tại, hạn chế.

    Cơ bản nhất trí với phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới của Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định, Đảng, Nhà nước, nhân dân luôn chia sẻ, ủng hộ để phát triển ngành y tế.

    Đồng thời, mong muốn ngành y đoàn kết, thống nhất cao, hỗ trợ, động viên nhau nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức; xây dựng Đảng bộ Bộ Y tế và tổ chức đảng toàn ngành ytế thật sự trong sạch, vững mạnh, càng khó khăn càng phải đoàn kết…

    Về các kiến nghị của Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho rằng đây là các kiến nghị rất xác đáng, hết sức trách nhiệm và rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, nòng cốt là ngành y tế nhưng đây cũng là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị.

    Đối với các kiến nghị của Bộ Y tế đối với Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo xem xét, và giải quyết theo thẩm quyền nhằm tạo điều kiện cho Bộ Y tế hoàn thành mọi mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2023 và các năm tiếp theo.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU