noel giáng sinh vui vẻ
Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
spot_img
More
    Trang chủKhỏe & ĐẹpSức khỏeXử trí thế nào khi bị hóc xương gà?

    Xử trí thế nào khi bị hóc xương gà?

    Biện pháp xử trí tức thì khi xảy ra dị vật đường thở là liệu pháp Hemlich. Theo đó, cần đặt bệnh nhân nằm đúng tư thế và làm theo các chỉ dẫn cơ bản nhất.

    Thông tin trên An Ninh Thủ Đô, bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) vừa tiếp nhận một ca bệnh có dị vật phế quản phức tạp. Bệnh nhân là người đàn ông 55 tuổi ở Hà Nội vào Trung tâm Nội hô hấp của bệnh viện do nhiễm trùng hô hấp kéo dài.

    Theo lời kể, trước khi vào viện khoảng 1 tháng, bệnh nhân bị sặc khi đang ăn thịt gà. Sau sặc, bệnh nhân xuất hiện các cơn đau ngực phải âm ỉ, dai dẳng, đau ngực kèm theo sốt và khó thở tăng dần.

    Người đàn ông này tự dùng thuốc giảm đau, hạ sốt tại nhà nhưng triệu chứng đỡ ít, đi khám phát hiện tổn thương đông đặc thùy dưới phải, tràn dịch khoang màng phổi phải.

    Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán có dị vật phế quản thùy dưới phổi phải biến chứng viêm phổi dưới chít hẹp, kèm theo tràn dịch màng phổi phải, chỉ định điều trị kháng sinh tích cực.

    Khi tình trạng nhiễm trùng ổn định, bệnh nhân được nội soi phế quản ống mềm, phát hiện dị vật là mảnh mỏ gà có kích thước lớn, hình dạng 3 cạnh thành sắc trong lòng phế quản thùy dưới phổi phải, một cạnh găm vào thành phế quản.

    Đời sống - Xử trí thế nào khi bị hóc xương gà?

    Mảnh xương gà sau khi lấy ra khỏi phế quản người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

    Dị vật cũng khiến niêm mạc phế quản xung quanh phù nề, xung huyết mạnh, dễ chảy máu và tổ chức hạt bao phủ, gây chít hẹp gần hoàn toàn phế quản thùy dưới phổi phải. Sau thủ thuật, bệnh nhân tiếp tục dùng kháng sinh, chống viêm tại chỗ.

    Cách đây không lâu một bệnh nhân 42 tuổi ở Vĩnh Phúc cũng đã nhập viện vì hóc xương gà. Theo chia sẻ, bệnh nhân có tiền sử tai biến từ năm 2014, đôi khi khó khăn khi ăn uống và vận động chân tay. Khi ăn thịt gà, bệnh nhân đã bất cẩn nuốt cả miếng thịt kèm xương lớn và mắc nghẹn ở cổ.

    Bệnh nhân được khám ở bệnh viện huyện và có chỉ định nội soi, khi soi thấy cách cung răng trên từ 15 đến 20cm có dị vật màu trắng, chiếm hết chu vi lòng thực quản và không thể lấy được bằng dụng cụ.

    Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh nhân được chụp phim cắt lớp vi tính thấy dị vật ngang mức C7-T2 có dị vật kích thước 37x15x24mm. Các bác sĩ cũng tiến hành soi thực quản lần nữa nhưng không thể lấy dị vật do khối chắc và lớn nên kíp trực chỉ định mổ cấp cứu.

    Tổn thương khi mổ là một đoạn cánh gà cả thịt và xương mắc vào thực quản ngay sụn giáp nhẫn, đây là chỗ hẹp sinh lý của thực quản nên dị vật hay bị mắc, cũng là điểm yếu của thực quản được gọi là tam giác Killian rất dễ thủng rách, rất may chỗ xương gà nằm theo trục dọc nên đoạn xương nhọn đã chặt ra không chọc thủng thực quản.

    Kíp trực đã mở thực quản lấy đoạn cánh gà, khâu lại thực quản, đặt dẫn lưu vùng cổ và mở thông dạ dày để mục đích nuôi dưỡng vì người bệnh sẽ không được ăn đường miệng trong ít nhất một tháng cho đến khi chỗ khâu ở cổ liền. Sau một tuần phẫu thuật, bệnh nhân đã được ra viện.

    Xử trí thế nào khi bị hóc xương gà?

    Theo Vnexpress, dị vật phế quản là trường hợp các vật rơi vào và mắc lại ở trong lòng phế quản của bệnh nhân. Đây là một tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Dị vật phế quản thường gặp sau khi sặc thức ăn, đặc biệt ở trẻ em, người cao tuổi, người say rượu, người bệnh đột quỵ não…

    Dị vật đường thở có thể gây ra nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là tắc nghẽn đường thở lớn gây tử vong (đặc biệt ở trẻ em), co thắt phế quản, áp xe… khiến bệnh nhân đau ngực, khó thở, ho khạc đờm hoặc ho máu kéo dài.

    Phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả là nội soi phế quản ống mềm gắp dị vật.

    Để hạn chế hóc dị vật đối với trẻ, bố mẹ không để các vật dụng, đồ chơi, đặc biệt loại có kích thước nhỏ gần trẻ khi không có người lớn bên cạnh. Cẩn thận trong việc ăn uống của trẻ, không cho các em ăn các loại thức ăn có hạt dễ hóc như na, lạc, quất, hạt bí… Ở người lớn, hóc dị vật đường thở xảy ra khi ăn uống bị sặc, nghẹn, chất nôn trào ngược khí quản, gây nghẹt thở.

    Biện pháp xử trí tức thì khi xảy ra dị vật đường thở là liệu pháp Hemlich. Theo đó, ở tư thế nằm là: Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp, nghiêng sang một bên, hai bàn tay người cứu nạn chồng lên nhau đè ngay vùng thượng vị, rồi ấn mạnh theo hướng đầu bệnh nhân, làm nhịp nhàng (ấn 4-5 cái trên một lần) để ép phổi.

    Ở tư thế ngồi hoặc đứng, người cứu nạn đứng sau lưng nạn nhân, đưa tay ra trước qua hông đặt trước vùng thượng vị, hai tay chồng lên nhau, cho lưng nạn nhân dựa vào ngực người cứu nạn, sau đó ép mạnh vùng thượng vị nạn nhân từng đợt (ép 4-5 cái một lần).

    Nếu Hemlich ba lần không thành công, bạn có thể hô hấp nhân tạo để đường thở phần nào được lưu thông và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

    Thùy Anh (Tổng Hợp)

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU