noel giáng sinh vui vẻ
Chủ Nhật, Tháng Chín 8, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiPháp luậtVi phạm trật tự đô thị tại Hà Nội: Vi phạm tràn...

    Vi phạm trật tự đô thị tại Hà Nội: Vi phạm tràn làn, tại sao xử lý mãi không được?

    Nhiều tồn tại trong vi phạm trật tự đô thị đã được báo chí, người dân phản ánh nhiều, cơ quan quản lý đã biết, đã kiểm tra, xử lý song vẫn tái diễn những vi phạm.

    LTS: Bất cập trong xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Hà Nội tồn tại như một vấn nạn xã hội và luôn là một “cái kim trong bọc” gây nhức nhối trong dư luận, làm “đau đầu” các cấp chính quyền, thậm chí cả Chính phủ và các bộ, ngành.

    Mặc dù nhiều lần Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội ban hành các chủ trương, giải pháp, thậm chí đưa vào Nghị quyết để xóa bỏ vấn nạn này nhưng kết quả đạt được vẫn còn ở khoảng cách khá xa so với chính mục tiêu đặt ra và mong đợi của người dân.  Phải chăng một “Hà Nội không vội được đâu” vẫn ứng nghiệm trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng ở Thủ đô? Điều gì đã kiến cho mọi quyết tâm đều như “cóc bỏ đĩa”, để rồi lại những “con voi chui lọt lỗ kim”?

    Người Đưa Tin thực hiện loạt bài phản ánh một số vấn đề còn nhức nhối trong lĩnh vực trật tự xây dựng của Hà Nội.

    Vi phạm diễn ra tràn lan

    Tiếp tục ghi nhận dọc tuyến đường Nguyễn Xiển, thuộc địa phận phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, quang cảnh có thể nhìn thấy ngay là hàng loạt dự án chưa triển khai dọc trục Vành đai 3 bị “xẻ thịt” bởi các cửa hàng, garo oto, kho hàng, bãi xe, sân bóng, khiến bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác.

    Hồ sơ điều tra - Vi phạm trật tự đô thị tại Hà Nội: Vi phạm tràn làn, tại sao xử lý mãi không được?

    Nhiều ô đất dọc đường Nguyễn Xiển được xẻ ra để làm nhà xưởng, kho chứa hàng, cửa hàng mua bán, sửa chữa ôtô, đá ốp lát, cây cảnh…

    Hồ sơ điều tra - Vi phạm trật tự đô thị tại Hà Nội: Vi phạm tràn làn, tại sao xử lý mãi không được? (Hình 2).
    Hồ sơ điều tra - Vi phạm trật tự đô thị tại Hà Nội: Vi phạm tràn làn, tại sao xử lý mãi không được? (Hình 3).

    Qua tìm hiểu, hàng loạt nhà xưởng, gara ô tô “tự ý” dựng lên, hoạt động kinh doanh trên các khu đất dự án thuộc địa bàn phường. Điều đáng nói, thực trạng trên đã diễn ra từ lâu nhưng chính quyền địa phương lại không có biện pháp xử lý dứt điểm, triệt để; tiềm ẩn nhiều nguy cơ an toàn cháy nổ, an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới quy hoạch chung của Thủ đô cũng như đời sống người dân quanh khu vực.

    Hiện trạng nhếc nhác “những mái nhà lợp tôn” như vậy kéo dài đến hết đường Nguyễn Xiển kéo qua đường Nghiêm Xuân Yêm. Ghi nhận tại nút giao giữa đường Nghiêm Xuân Yêm với đường Bằng Liệt (khu vực cầu Dậu) cũng có thể quan sát thấy hàng loạt nhà kho, xưởng sản xuất, gara sửa chữa ô tô, xe máy.

    Hồ sơ điều tra - Vi phạm trật tự đô thị tại Hà Nội: Vi phạm tràn làn, tại sao xử lý mãi không được? (Hình 4).

    Hình ảnh ghi nhận tại nút giao giữa đường Nghiêm Xuân Yêm với đường Bằng Liệt. 

    Cũng thuộc địa bàn phường Đại Kim, trong phạm vi Dự án Khu đô thị mới Đại Kim, Khu đô thị Kim Văn- Kim Lũ xuất hiện hàng loạt các bãi trông giữ xe trái phép. Không khó để nhận ra các bãi này, đó là các khoảng đất rộng, xung quanh quây tôn kín bưng. Trong các bãi xe chia thành hai phần, một phần được lợp mái tôn khung thép, một phần để trống. Theo đó, giá trông giữ cũng tính tiền theo chỗ để.

    Qua tìm hiểu, giá gửi ô tô ban ngày dao động là 500.000 đồng/xe/tháng, giá gửi ngày và đêm là 1,2 triệu đồng/xe/tháng. Với khu vực để trong mái tôn khung thép thì cao hơn một chút, với lý giải chủ đầu tư phải bỏ tiền xây dựng, và xe để trong khu vực này cũng không bị nắng mưa.

    Được biết, mặc dù đã được báo chí phản ánh rất nhiều lần, thậm chí UBND phường Đại Kim cũng nhiều lần có văn bản đề nghị tháo dỡ, giải tỏa bãi trông giữ xe trái phép trong đất dự án trên. Tuy nhiên cho đến nay, các bãi xe này với những biển quảng cáo “nhận trông xe ô tô ngày và đêm” vẫn phớt lờ những chỉ đạo của cơ quan chức năng.

    Những vi phạm trên địa bàn quận Hoàng Mai không chỉ diễn ra mà phường Đại Kim mà còn “ngang nhiên” ở nhiều khu vực khác. Trên địa bàn phường Định Công, có khoảng 3-4 khu đất dự án chưa có dấu hiệu khởi công xây dựng và được các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân trưng dụng, dựng lên những nhà xưởng, gara kiên cố, các bãi trông giữ xe…, phục vụ mục đích kinh doanh.

    Hồ sơ điều tra - Vi phạm trật tự đô thị tại Hà Nội: Vi phạm tràn làn, tại sao xử lý mãi không được? (Hình 5).

    Ảnh chụp tại khu vực dọc tuyến đường vành đai 2,5 thuộc khu vực phường Định Công, quận Hoàng Mai. 

    Cụ thể, dọc tuyến đường vành đai 2,5 đang thi công dở dang, phía đường Trần Điền (Định Công), khu Đầm Sòi, hàng loạt nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng ăn uống, quán karaoke…, mọc trái phép trên đất nông nghiệp. Có những kho, xưởng “tạm” lâu ngày được tu sửa, dần biến thành những căn nhà kiên cố. Ngoài ra, tại các địa chỉ ngõ 202 Trần Điền, ngõ 36 Trần Điền, ngõ 192/173 đường Lê Trọng Tấn, ngõ 99/110 Định Công Hạ, Trần Hòa… là tình trạng “gạo đã nấu thành cơm”, các căn nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đã nhanh chóng được hoàn thiện kiên cố và đi vào sử dụng.

    Hồ sơ điều tra - Vi phạm trật tự đô thị tại Hà Nội: Vi phạm tràn làn, tại sao xử lý mãi không được? (Hình 6).

    Các khu đất dự án được các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân trưng dụng, dựng lên những nhà xưởng, gara kiên cố, các bãi trông giữ xe…, phục vụ mục đích kinh doanh.

    Hồ sơ điều tra - Vi phạm trật tự đô thị tại Hà Nội: Vi phạm tràn làn, tại sao xử lý mãi không được? (Hình 7).

    Hay như tại đường Trần Thủ Độ (phường Hoàng Liệt) cũng ghi nhận nhiều trường hợp vi phạm tương tự. Điểm chung của hàng loạt công trình có dấu hiệu sai phạm này là hệ thống phòng cháy chữa cháy cực kỳ sơ sài, thậm chí là không có; không thể an toàn nếu có sự cố xảy ra, nhất là khi các nhà xưởng, gara nằm sát nhau.

    Hồ sơ điều tra - Vi phạm trật tự đô thị tại Hà Nội: Vi phạm tràn làn, tại sao xử lý mãi không được? (Hình 8).

    Dọc tuyến đường Trần Thủ Độ (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) cũng ghi nhận hiện tượng các thửa đất dự án bị phân lô sử dụng trái quy định. 

     “Vẫn như bắt cóc bỏ đĩa”

    Hiện trạng xây dựng tràn lan, kinh doanh trên đất dự án có nhiều dấu hiệu sai phạm tại các địa bàn ở quận Hoàng Mai đã tồn tại trong suốt một thời gian dài, thậm chí, đã từng bị các cơ quan chức năng “tuýt còi” nhiều lần về số vi phạm cũng như sự buông lỏng quản lý.

    Một vấn đề nữa được đặt ra liên quan đến các khu nhà kho, xưởng xây dựng trái phép trên là điện và nguồn nước tại các khu vực này được cung cấp như thế nào? Thông thường, một hồ sơ xin cấp điện trong hợp đồng mua bán điện yêu cầu phải có được một trong những giấy tờ như Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà hoặc hợp đồng mua bán nhà; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); Hợp đồng thuê nhà. Vậy, tại sao các nhà xưởng xây dựng sai phép, không có giấy tờ vẫn có thể hoạt động?

    Hồ sơ điều tra - Vi phạm trật tự đô thị tại Hà Nội: Vi phạm tràn làn, tại sao xử lý mãi không được? (Hình 9).

    Câu hỏi đặt ra là hoạt động không phép thì các khu nhà kho, xưởng này được cung cấp điện và nguồn nước như thế nào?

    Điều này đã khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi: Trách nhiệm của chính quyền địa phương, các đơn vị quản lý trực tiếp ở đâu? Tại sao những đơn vị kinh doanh này có thể hoạt động bao lâu nay mà không hề thấy các đơn vị chức năng vào cuộc xử lý? Nếu có sự cố xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng thì ai chịu trách nhiệm? Các khoản thu từ việc cho thuê nhà xưởng kinh doanh sẽ về túi ai?

    Trong khi đó, căn cứ theo Điều 208 Luật Đất đai 2013 quy định về Trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai như sau: Chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương; Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

    Đặc biệt, để triển khai việc xử lý các sai phạm về sử dụng đất và trật tự xây dựng được kịp thời, hiệu quả, UBND Tp. Hà Nội đã ban hành nhiều công văn yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các đơn vị, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn.

    Nói vậy để thấy rằng mặc dù pháp luật đã quy định rõ ràng, các cấp lãnh đạo Tp. Hà Nội cũng đã “năm lần bảy lượt” đưa ra các chỉ đạo quyết liệt là vậy nhưng chưa khi nào có tác dụng đối với công tác xử lý các sai phạm về sử dụng đất và trật tự xây dựng. Đặc biệt, những tồn tại đó đã được báo chí, người dân phản ánh nhiều, cơ quan quản lý đã biết, đã kiểm tra, xử lý song vẫn tái diễn những vi phạm.

    Mạnh Quốc – Phạm Tùng.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU