noel giáng sinh vui vẻ
Thứ tư, Tháng chín 11, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngKinh tế vĩ môTS Cấn Văn Lực chỉ ra 6 tồn tại lớn của doanh...

    TS Cấn Văn Lực chỉ ra 6 tồn tại lớn của doanh nghiệp tư nhân hiện nay

    Dù đóng góp tỉ trọng lớn vào GDP song tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng giảm, chưa đạt mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 10.

    Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn 2016-2021 đã được khẳng định tại Nghị quyết 10 ngày 7/6/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII.

    Tại Nghị quyết này, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp, phấn đấu tăng tỉ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân vào GDP đến năm 2020 đạt 50%. Bình quân năm 2016-2025 năng suất lao động tăng 4-5%/ năm.

    Nhìn nhận lại những mục tiêu đặt ra và kết quả đạt được trong giai đoạn 2016-2020, TS Lê Xuân Nghĩa – Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ quốc gia, nhận thấy tỉ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân vào GDP trong giai đoạn này không có nhiều thay đổi so với giai đoạn 2011-2015, thậm chí còn thấp hơn.

    “Nếu so với kế hoạch mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết trung ương 10 thì còn thấp khá xa”, ông Nghĩa cho hay.

    So sánh mức đóng góp của kinh tế tư nhân với các khu vực kinh tế khác, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, mức độ đóng góp của kinh tế tư nhân không tăng, đóng góp của khu vực quốc doanh và khu vực hợp tác xã đều giảm, trong khi đóng góp của khu vực FDI tăng khá vững chắc.

    “Điều này báo hiệu một xu hướng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc ngày càng nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các khu vực then chốt về sản xuất và thương mại quốc tế như công nghiệp chế biến chế tạo và xuất khẩu”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

    Kinh tế vĩ mô - TS Cấn Văn Lực chỉ ra 6 tồn tại lớn của doanh nghiệp tư nhân hiện nay

    TS Lê Xuân Nghĩa – Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ quốc gia (Ảnh: Thu Huyền).

    Đáng chú ý, trong khi khối kinh tế Nhà nước có tỉ trọng vốn đầu tư trong tổng đầu tư toàn xã hội giảm liên tục, khối FDI có tỉ trọng đóng góp khá ổn định trong khi khối kinh tế tư nhân có tỉ trọng vốn đầu tư tăng liên tục.

    “Câu hỏi đặt ra là tại sao kinh tế tư nhân đóng góp trong tổng đầu tư tăng trong khi đóng góp vào GDP không tăng?”, ông Nghĩa đặt câu hỏi và cho rằng, điều này cho thấy hiệu quả đầu tư chưa cao, hoặc một phần rất lớn nguồn vốn của khu vực này đầu tư vào BĐS có hiệu quả thấp hơn khu vực chế biến chế tạo và xuất khẩu – vốn là động lực tăng trưởng GDP quan trọng trong những năm qua.

    Cũng nhận định về kinh tế khu vực tư nhân giai đoạn 2016-2020, TS Cấn Văn Lực – chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nói rằng, dù khu vực tư nhân có nhiều đóng góp quan trọng với nền kinh tế, song nếu đối chiếu với Nghị quyết số 10 thì nhóm này còn nhiều hạn chế.

    Ông Lực cũng chỉ ra 6 tồn tại, hạn chế của doanh nghiệp tư nhân. Thứ nhất, dù đóng góp tỉ trọng lớn vào GDP song tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng giảm và chưa đạt mục tiêu 50% đến 2020 theo Nghị quyết số 10.

    Nguyên nhân là do chính sách, thực hành của các bộ phận thi hành công vụ vẫn có sự phân biệt, thiếu công bằng, bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và DNNN.

    Kinh tế vĩ mô - TS Cấn Văn Lực chỉ ra 6 tồn tại lớn của doanh nghiệp tư nhân hiện nay (Hình 2).

    TS Cấn Văn Lực – chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV (Ảnh: Thu Huyền).

    Thứ hai, theo ông Lực, kinh tế tư nhân chủ yếu có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, đa số vẫn là kinh tế hộ kinh doanh (chiếm 94%) với trình độ công nghệ, năng lực quản trị tài chính, sức cạnh tranh còn thấp. Nguyên nhân một phần là do xuất phát điểm thấp, phần khác do tích luỹ tư bản, sản xuất còn chưa được chú trọng và văn hoá, thói quen kinh doanh, buôn bán nhỏ.

    Thứ ba, năng lực hội nhập và cạnh tranh kinh tế quốc tế còn hạn chế, mức độ tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu ở mức thấp. Sức chống chịu của doanh nghiệp còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp tư nhân ngừng hoạt động, giải thể, phá sản bởi các cú sốc từ bên ngoài…

    Thứ tư, ông Lực cho rằng tình trạng vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế tư nhân chưa giảm. 

    “Nguyên nhân chính là văn hoá kinh doanh, đạo đức kinh doanh chưa được quan tâm, trau đồi, đôi khi bị những việc trước mắt, ngắn hạn làm mờ đi tính lâu dài, bền vững, ý thức và tính thượng tôn pháp luật chưa cao”, ông Lực nói.

    Nhấn mạnh yếu tố thiếu vốn của doanh nghiệp tư nhân, TS Cấn Văn Lực nói rằng do doanh nghiệp chưa đa dạng hoá nguồn vốn, huy động vốn chưa bài bản, thiếu minh bạch, sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư dàn trải, thậm chí vi phạm nghiêm trọng về công bố thông tin, thao túng chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp như thời gian qua…

    Vấn đề cuối cùng, vị chuyên gia chỉ ra việc chú trọng vào công nghệ, ứng dụng CNTT của doanh nghiệp còn rất thấp.

    Nêu kiến nghị, TS Cấn Văn Lực cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện thực chất mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tiến tới minh bạch công bằng, ổn định, nhất quán, dự báo được, kịp thời và thực thi tốt đối với các cơ chế, chính sách và thực thi tại các cấp chính quyền.

    Ông Lực cũng kiến nghị, cần có cơ chế, chính sách và cách làm phù hợp để khuyến khích hộ kinh doanh nâng cấp thành doanh nghiệp siêu nhỏ…

    Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 45 ngày 31/3/2023 về Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Mục tiêu của Chương trình phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; hình thành và phát triển nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

    Nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2025 đạt khoảng 55%; đến năm 2030 khoảng 60 – 65% GDP.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU