noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười 14, 2024
spot_img
More
    Trang chủThế giớiTrần giá dầu Nga không phải” vũ khí” thần kỳ

    Trần giá dầu Nga không phải” vũ khí” thần kỳ

    Trong khi các chính phủ phương Tây ủng hộ ý tưởng áp trần giá dầu Nga, câu hỏi đặt ra là liệu điều này có làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu?

    Các nước EU vẫn đang vật lộn để tìm sự đồng thuận về các chi tiết của mức trần giá dầu Nga nhằm cắt giảm thu nhập của Moscow từ việc bán loại nhiên liệu hóa thạch này, đồng thời ngăn giá dầu toàn cầu tăng đột biến sau khi lệnh cấm vận của khối này đối với dầu thô Nga – được ban hành từ hồi tháng 5 – sẽ có hiệu lực vào ngày 5/12.

    Khi thời hạn trên đã cận kề, EU hôm 1/12 đã tạm thời đồng ý mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu Nga vận chuyển bằng đường biển, thấp hơn mức mà G7 đề xuất.

    Thỏa thuận vẫn cần sự chấp thuận của tất cả các nước thành viên và ký kết thành văn bản vào ngày 2/12, nhưng một nhà ngoại giao EU nói với Reuters rằng Ba Lan – quốc gia muốn thúc đẩy mức giá trần càng thấp càng tốt – vẫn chưa xác nhận liệu họ có ủng hộ con số đề nghị của EU hay không.

    Khoảng cách từ lý thuyết đến thực tế

    Trong khi các chính phủ phương Tây ủng hộ ý tưởng áp trần giá dầu Nga, câu hỏi đặt ra là liệu điều này có làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu?

    Về mặt lý thuyết, ý tưởng này có vẻ hợp lý. Đặt giá thấp hơn mức giá thị trường mà Nga nhận được hiện nay sẽ làm giảm thu nhập của nước này. Và chừng nào giá còn cao hơn chi phí sản xuất (được cho là nằm trong khoảng 20-44 USD/thùng), thì Nga vẫn có lý do để tiếp tục bơm dầu ra thị trường. Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ việc giá dầu giảm và lạm phát sẽ được kiểm soát.

    Thế giới - Trần giá dầu Nga không phải” vũ khí” thần kỳ

    Các nhà lãnh đạo châu Âu đồng ý cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga bằng đường biển từ 5/12/2022 nhằm cắt giảm khoảng 90% dòng chảy của dầu Nga vào châu Âu từ năm 2023. Ảnh: Energy Intelligence

    Tuy nhiên, thực tế hiếm khi diễn ra suôn sẻ như vậy. Có 2 điều không chắc chắn. Một là cách Nga phản ứng nếu các công ty châu Âu thực sự áp trần giá dầu.

    Moscow đã tuyên bố sẽ từ chối sử dụng các tàu chở dầu tham gia chương trình giới hạn giá dầu. Họ hoàn toàn có thể cắt giảm xuất khẩu dầu của mình và tiếp tục làm ăn với số ít các công ty bảo hiểm và vận tải hàng lỏng không phải của phương Tây. Điều này sẽ khiến giá toàn cầu tăng vọt.

    Nỗi sợ hãi về viễn cảnh này có thể giải thích tại sao phương Tây đã cẩn thận cố định giá dầu ở mức vẫn hấp dẫn đối với Nga. Mức dự kiến 60 USD/thùng nói chung vẫn là loanh quanh mốc giá thị trường hiện tại đối với dầu thô Urals của Nga. Do đó, kế hoạch cấm vận và trần giá dầu Nga sẽ có rất ít tác dụng.

    Điều không chắc chắn thứ hai là phương Tây cuối cùng duy trì được bao nhiêu ảnh hưởng đối với các thị trường dầu mỏ toàn cầu? Sự thiếu hụt tàu chở dầu không phải của phương Tây có thể hạn chế nguồn cung của Nga trong vài tháng tới. Một số loại bảo hiểm, chẳng hạn như bảo hiểm sự cố tràn dầu lớn, rất khó tìm thấy bên ngoài phương Tây.

    Nhưng các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia vẫn tránh tham gia vào các biện pháp trừng phạt và cấm vận của phương Tây. Họ đang tìm kiếm các nguồn bảo hiểm thay thế hàng ngày. Và, vì lệnh cấm đã được công bố 6 tháng trước, nên họ hoàn toàn có đủ thời gian để chuẩn bị cho điều này.

    Cán cân quyền lực thực sự trên thị trường dầu mỏ sẽ trở nên rõ ràng sau ngày 5/12. Một sự đột biến giá dữ dội là có thể. Nhưng hệ thống dầu mỏ toàn cầu cũng có khả năng sẽ dễ thích nghi với hoàn cảnh mới hơn dự kiến. Giống như các biện pháp trừng phạt, mỗi lệnh cấm vận đều có giới hạn của chúng, và thời hạn hiệu lực cũng là hữu hạn.

    Và nếu trần giá dầu được coi là một loại vũ khí, thì nó cũng không phải một loại vũ khí thần kỳ.

    Minh Đức (Theo Eurasia Review, Economist, Reuters)

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU