noel giáng sinh vui vẻ
Thứ bảy, Tháng mười một 30, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngDoanh nghiệpTimeline một tuần đến địa ngục của FTX

    Timeline một tuần đến địa ngục của FTX

    Câu chuyện phá sản chóng vánh của FTX – con rồng sừng sỏ trong ngành, khiến Bitcoin đang lững thững đi ngang cũng phải té nhào.

    Mối quan hệ giữa Changpeng Zhao (CZ) – CEO của Binance và Sam Bankman-Fried (SBF) – CEO của FTX vốn rất căng thẳng. Cả hai đã từng là đối tác trước khi “trở mặt thành thù”. Họ từng hòa giải vào 12/2019, tuy nhiên có vẻ cũng không thành công, bởi lẽ, đằng sau thất bại của FTX là “cú hích cực mạnh” của Binance.

    2/11 – Lỗ hổng trong báo cáo tài chính của Alameda Research

    Hồ sơ doanh nghiệp - Timeline một tuần đến địa ngục của FTX

    Alameda Research

    Câu chuyện bắt đầu từ ngày 2/11, CoinDesk đưa tin về báo cáo tài chính của Alameda Research, công ty thương mại của cựu tỷ phú SBF. Theo đó, CoinDesk cho rằng bảng cân đối kế toán đó chứa đầy FTX – cụ thể là tiền điện tử FTT do sàn giao dịch phát hành (40% tài sản). Điều này cho thấy nền tảng của Alameda được tạo nên bởi đồng tiền mà công ty thân hữu phát minh thay vì tài sản độc lập khác, là minh chứng cho sự thân thiết bất thường giữa hai công ty.

    Cụ thể, tài sản của Alameda bao gồm tiền điện tử FTT trị giá 3,66 tỷ USD; 2,16 tỷ USD tiền điện tử FTT đang làm tài sản thế chấp; các loại tiền điện tử khác trị giá 3,37 tỷ USD ; 134 triệu USD tiền mặt và 2 tỷ USD các loại chứng khoán vốn khác. Tổng tài sản lên đến 14,6 tỷ USD.

    Rủi ro thanh khoản của Alameda cũng được để ý đến khi trong các loại tiền điện tử khác trị giá 3,37 tỷ USD công ty nắm giữ bao gồm các loại tiền ảo có thanh khoản hạn chế như MAPS, OXY, FIDA và 1,16 tỷ USD SOL (locked và unlocked).

    Mối quan hệ mật thiết giữa hai công ty này đã dẫn đến những tin đồn xấu về việc Alameda sẽ mất khả năng thanh toán và người dùng FTX sẽ rút hết tiền khỏi sàn.

    6/11 – CZ đăng tweet thông báo thanh lý FTT

    Hồ sơ doanh nghiệp - Timeline một tuần đến địa ngục của FTX (Hình 2).

    CZ đăng thông báo thanh lý toàn bộ FTT trên Twitter của mình vào ngày 6/11

    Ngày 6/11, Giám đốc điều hành của Alameda Research, Caroline Ellison đã lên tiếng về lỗ hổng này trên Twitter. Cô khẳng định rằng bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh một số vị thế mua lớn nhất của họ và công ty thực sự có hơn 10 tỷ USD không được đưa vào bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, thông tin này cũng không thể thay đổi rằng Alameda đang có tới 40% “tiền ma thuật” trong bảng cân đối kế toán của họ.

    Chỉ 75 phút sau bài đăng của Ellison, CZ đã thông báo về việc Binance hoàn toàn rút hết FTT mà mình đang nắm giữ. Tuy nhiên, CZ thiện chí nói rằng họ sẽ bán nó định kỳ hàng tháng nhằm tránh biến động giá.

    CZ đã nổ súng vào SBF khi tuyên bố rằng việc thanh lý FTT của họ là một biện pháp quản lý rủi ro được học hỏi từ sự sụp đổ của Terra Luna. Điều này ngụ ý rằng FTX có khả năng lặp lại lịch sử, rơi vào vòng xoáy tử thần nếu xảy ra hiện tượng rút tiền hàng loạt.

    Chuỗi sự kiện này đã gây ra rất nhiều FUD (sợ hãi – không chắc chắn – nghi ngờ) trong cộng đồng nhà đầu tư và dẫn đến thất thoát dòng tiền khi mọi người ồ ạt rút tiền ra.

    8/11 – SBF đáp trả và kế hoạch mua lại FTX của Binance

    Hồ sơ doanh nghiệp - Timeline một tuần đến địa ngục của FTX (Hình 3).

    CZ quyết định mua lại FTX khi SBF tìm kiếm sự trợ giúp của họ

    SBF đã đưa ra phản hồi (bài đã xóa) đảm bảo với mọi người rằng FTX và tài sản của nó vẫn ổn. Anh ấy giải thích rằng FTX có đủ vốn để chi trả cho tất cả các khoản nắm giữ của khách hàng và đang xử lý tất cả các khoản rút tiền. Trả lời về nguyên nhân của tình hình chung, SBF tuyên bố rằng một đối thủ cạnh tranh đang nhắm vào họ bằng những tin đồn thất thiệt, đẩy cái nhìn của mọi người về phía CZ. Trớ trêu thay, ở cuối chủ đề Twitter, SBF lại kêu gọi hợp tác với CZ vì hệ sinh thái.

    Trước những động thái này, CZ lại tỏ ra đầy thiện ý khi thông báo sẽ ký kết một văn bản không ràng buộc để sở hữu hoàn toàn FTX và giải quyết vấn đề thanh khoản nhằm đảm bảo lợi ích khách hàng.

    SBF cũng lên tiếng khẳng định lại điều này và cả hai đều nhắc đến việc thỏa thuận sẽ được thực hiện vào những ngày sau đó.

    Trước khi thỏa thuận với Binance, SBF có tiếp xúc các sàn giao dịch tiền điện tử khác.

    9/11 – Ngày đen tối của thị trường tiền ảo khi Binance “quay xe”

    Hồ sơ doanh nghiệp - Timeline một tuần đến địa ngục của FTX (Hình 4).

    Thị trường tiền ảo chao đảo

    Tuy nhiên, chỉ sau một đêm, ông Zhao đã thu hồi lại ý định của mình.

    Người phát ngôn của Binance chia sẻ với CoinDesk: “Do sự thẩm định của công ty, cũng như các báo cáo mới nhất liên quan đến xử lý sai tiền khách hàng và những cáo buộc trong cuộc điều tra của cơ quan Hoa Kỳ, chúng tôi đã quyết định sẽ không theo đuổi việc mua lại FTX.com”.

    Sau thông báo của Binance, FTX và SBF đã hết đường xoay sở khi tính đến 8/11 số tiền khách hàng yêu cầu rút đã lên đến 6 tỷ USD.

    Vụ việc này đã ảnh hưởng rộng khắp toàn ngành. Tiền điện tử giảm mạnh, Bitcoin giảm 15% vào ngày 9/11 sau khi đã giảm 13% vào ngày 8/11. Chuỗi ngày đi ngang, tích lũy cũng chấm dứt tại đây. Trong khi đó, Ether đã giảm 30% trong hai ngày 8-9/11.

    10/11 –  Tài sản FTX bị đóng băng

    Hồ sơ doanh nghiệp - Timeline một tuần đến địa ngục của FTX (Hình 5).

    Bahamian quyết định đóng băng tài sản của FTX

    Chính quyền Bahamian đã đóng băng tài sản của FTX Digital Markets (công ty con của sàn giao dịch) và các bên liên quan. Họ gọi đó là “hành động thận trọng” để bảo toàn tài sản và ổn định công ty.

    Cơ quan quản lý cho biết họ cũng đã đình chỉ đăng ký và nộp đơn lên Tòa án tối cao của Bahamas để chỉ định thanh lý viên tạm thời của FTX Digital Markets Ltd.

    11/11 – FTX nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Hoa Kỳ

    Hồ sơ doanh nghiệp - Timeline một tuần đến địa ngục của FTX (Hình 6).

    FTX phá sản

    Sau thời gian trằn trọc nhằm tìm ra biện pháp lấp đầy lỗ thủng 9,4 tỷ USD từ các nhà đầu tư và đối thủ mà không có kết quả, vào ngày 11/11, sàn giao dịch tiền điện tử đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Hoa Kỳ.

    Các hồ sơ phá sản tương ứng cho biết FTX US và Alameda Research có khoản nợ phải trả từ 10 tỷ đến 50 tỷ USD, đồng thời ước tính rằng tiền sẽ có sẵn để phân phối cho các chủ nợ không có bảo đảm.

    Tình trạng khó khăn đánh dấu một sự đảo ngược nhanh chóng đối với Bankman-Fried, giám đốc điều hành FTX, hiệp sĩ áo trắng, người có tài sản được Forbes ước tính vào khoảng 17 tỷ USD chỉ hai tháng trước.

    Max Boonen, đồng sáng lập nhà cung cấp thanh khoản tài sản kỹ thuật số B2C2, cho biết các vấn đề của FTX đã khiến không gian tiền điện tử lùi lại sáu tháng.

    15/11 – Sự vội vàng trong việc chia rõ ranh giới với FTX của các nhà vận động hành lang

    Hồ sơ doanh nghiệp - Timeline một tuần đến địa ngục của FTX (Hình 7).

    Các nhà vận động hành lang vội vàng quay lưng về phía FTX sau tin phá sản

    Theo tờ Wall Street Journal, Bankman-Fried đã cố gắng huy động tiền mặt từ các nhà đầu tư để trả nợ cho các nhà giao dịch FTX và khách hàng, ngay cả sau khi công ty đã xin bảo hộ phá sản và ông đã từ chức Giám đốc điều hành.

    Tuy nhiên, Cựu Giám đốc điều hành FTX Sam Bankman-Fried và các đồng minh của ông lại mất đi những người ủng hộ ở Washington khi công ty chạm đáy.

    Những người vận động hành lang làm việc cho FTX và Bảo vệ chống lại đại dịch, một tổ chức phi lợi nhuận được tài trợ một phần bởi Bankman-Fried và được điều hành bởi anh trai của ông, Gabe Bankman-Fried, nói với CNBC rằng họ đã cắt đứt quan hệ với sàn giao dịch tiền điện tử sau khi nó sụp đổ.

    Các báo cáo tiết lộ về vận động hành lang cho thấy FTX đã chi 540.000 USD cho việc vận động hành lang nội bộ trong quý II và quý III/ 2022 cộng lại.

    Hương Mai (Reuters, Boxmining, CNBC, Wall Street Journal, CoinDesk)

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU