rule 1
rule 2
1. “Sao sự sống
lại mong manh
đến vậy?”
Tháng 12 năm 2019…
Con người ta hối hả trong những ngày đông cuối năm để chuẩn bị đón một năm mới sang. Tôi vẫn nhớ cái rét của Hà Nội ngày ấy cũng chẳng khiến không khí cuối năm bớt sôi động và cũng chẳng thể làm vơi đi những chờ mong vào năm mới.
Nhưng…
Cũng trong không khí ấy lại len lỏi thứ virus nhỏ bé, mà chính nó là nguồn cơn cho một đại dịch khủng khiếp của nhân loại, cướp đi sinh mạng của cả triệu người. Tôi nhận ra rằng, đúng thật có một thứ không hề phân biệt biên giới, màu da, tôn giáo, độ tuổi, nhưng nó lại phá tan hết thảy mọi hy vọng về một cuộc sống bình thường. Chứng kiến sức mạnh vô hình mà ghê gớm của Covid-19 được thể hiện bằng số bệnh nhân, số ca tử vong tăng lên từng ngày, ta mới thấu hiểu hóa ra sự sống – của con người, của cái mà ta gọi “bình yên”- lại “mong manh đến vậy”.
- “Em thân yêu
trái đất
không lụi tàn”
Giữa đại dịch, con người ta có thể hy vọng điều gì, có thể chờ mong cái gì?
Hiện nay, vẫn chưa ai biết khi nào đại dịch sẽ qua đi, khi nào cuộc sống sẽ trở lại quỹ đạo vốn có của nó. Chỉ riêng ở đất nước chúng ta thôi, số ca mắc mới cứ tăng liên tục mỗi ngày như thể đánh đố và quyết thử thách sức bền của chúng ta đến cùng.
Nhưng không, chúng ta không thể buông xuôi, chúng ta còn hy vọng.
“Vì sự sống
vẫn muôn đời
bất diệt
Như chiều nay
tiếng chim
trên cỏ biếc
Nắng óng vàng
như mật đọng
trên môi”
Đại dịch lấy đi của chúng ta nhiều thứ, nhưng dường như nó vẫn luôn mời gọi chúng ta hướng về những niềm hy vọng. Giữa thời buổi mà con người luôn phải giữ khoảng cách tổi thiểu 2 mét; thế nhưng trái tim, tình người, tinh thần của những con người “máu đỏ da vàng” thì lại không có khoảng cách. Giữa màn đêm tăm tối của đại dịch, chúng ta vẫn có những con người đang nỗ lực thắp lên ánh sáng. Đó là những y, bác sĩ nơi tuyến đầu, là người lính biên phòng, hay thậm chí là những con người vô danh, nhỏ bé đang hằng ngày góp sức cho quỹ Vaccine, những quỹ từ thiện, ATM gạo hay những “chuyến xe 0 đồng” đến vùng tâm dịch.
Có lẽ trong đại dịch này, những hy vọng dẫu nhỏ nhoi nhất cũng là quý giá. Vậy những hy vọng ấy đến từ đâu? Tôi tin rằng chỉ con người mới có thể thắp lên hy vọng cho chính mình, để cùng nắm tay nhau vượt qua “những ngày trái đất thương đau”. Không phép nhiệm màu nào đẹp hơn trí tuệ, bàn tay con người. Cũng không phép nhiệm màu nào đủ sức lay động hơn những nụ cười sau lớp khẩu trang hay tình cảm ấm nồng mà người với người trao nhau giữa đại dịch này.
Khi các tỉnh, thành phố phía Nam bước vào giãn cách, một bài thơ chân phương mà thấm thía của tác giả Nguyễn Việt Chiến tựa như một lời động viên, một “Hy vọng” thật đẹp. Lời của nhà thơ có lẽ cũng đã nói thay rất nhiều cảm xúc, niềm tin của chúng ta. Đại dịch rồi sẽ qua, mọi nỗ lực sẽ có kết quả xứng đáng, chúng ta rồi sẽ “trụ vững” và gặp lại nhau “sau muôn trùng thảm họa”!
Ngô Khánh Linh
Đại học Ngoại Ngữ- ĐHQG Hà Nội
Mached content
Khi các tỉnh, thành phố phía Nam bước vào giãn cách, một bài thơ chân phương mà thấm thía của tác giả Nguyễn Việt Chiến tựa như một lời động viên, một “Hy vọng” thật đẹp. 1. “Sao sự sống
lại mong manh
đến vậy?”
Tháng 12 năm 2019…
Con người ta hối hả trong những ngày đông cuối năm để chuẩn bị đón một năm mới sang. Tôi vẫn nhớ cái rét của Hà Nội ngày ấy cũng chẳng khiến không khí cuối năm bớt sôi động và cũng chẳng thể làm vơi đi những chờ mong vào năm mới.
Nhưng…
Cũng trong không khí ấy lại len lỏi thứ virus nhỏ bé, mà chính nó là nguồn cơn cho một đại dịch khủng khiếp của nhân loại, cướp đi sinh mạng của cả triệu người. Tôi nhận ra rằng, đúng thật có một thứ không hề phân biệt biên giới, màu da, tôn giáo, độ tuổi, nhưng nó lại phá tan hết thảy mọi hy vọng về một cuộc sống bình thường. Chứng kiến sức mạnh vô hình mà ghê gớm của Covid-19 được thể hiện bằng số bệnh nhân, số ca tử vong tăng lên từng ngày, ta mới thấu hiểu hóa ra sự sống – của con người, của cái mà ta gọi “bình yên”- lại “mong manh đến vậy”.
Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Việt Chiến
“Em thân yêu
trái đất
không lụi tàn”
Giữa đại dịch, con người ta có thể hy vọng điều gì, có thể chờ mong cái gì?
Hiện nay, vẫn chưa ai biết khi nào đại dịch sẽ qua đi, khi nào cuộc sống sẽ trở lại quỹ đạo vốn có của nó. Chỉ riêng ở đất nước chúng ta thôi, số ca mắc mới cứ tăng liên tục mỗi ngày như thể đánh đố và quyết thử thách sức bền của chúng ta đến cùng.
Nhưng không, chúng ta không thể buông xuôi, chúng ta còn hy vọng.
“Vì sự sống
vẫn muôn đời
bất diệt
Như chiều nay
tiếng chim
trên cỏ biếc
Nắng óng vàng
như mật đọng
trên môi”
Đại dịch lấy đi của chúng ta nhiều thứ, nhưng dường như nó vẫn luôn mời gọi chúng ta hướng về những niềm hy vọng. Giữa thời buổi mà con người luôn phải giữ khoảng cách tổi thiểu 2 mét; thế nhưng trái tim, tình người, tinh thần của những con người “máu đỏ da vàng” thì lại không có khoảng cách. Giữa màn đêm tăm tối của đại dịch, chúng ta vẫn có những con người đang nỗ lực thắp lên ánh sáng. Đó là những y, bác sĩ nơi tuyến đầu, là người lính biên phòng, hay thậm chí là những con người vô danh, nhỏ bé đang hằng ngày góp sức cho quỹ Vaccine, những quỹ từ thiện, ATM gạo hay những “chuyến xe 0 đồng” đến vùng tâm dịch.
Có lẽ trong đại dịch này, những hy vọng dẫu nhỏ nhoi nhất cũng là quý giá. Vậy những hy vọng ấy đến từ đâu? Tôi tin rằng chỉ con người mới có thể thắp lên hy vọng cho chính mình, để cùng nắm tay nhau vượt qua “những ngày trái đất thương đau”. Không phép nhiệm màu nào đẹp hơn trí tuệ, bàn tay con người. Cũng không phép nhiệm màu nào đủ sức lay động hơn những nụ cười sau lớp khẩu trang hay tình cảm ấm nồng mà người với người trao nhau giữa đại dịch này.
Khi các tỉnh, thành phố phía Nam bước vào giãn cách, một bài thơ chân phương mà thấm thía của tác giả Nguyễn Việt Chiến tựa như một lời động viên, một “Hy vọng” thật đẹp. Lời của nhà thơ có lẽ cũng đã nói thay rất nhiều cảm xúc, niềm tin của chúng ta. Đại dịch rồi sẽ qua, mọi nỗ lực sẽ có kết quả xứng đáng, chúng ta rồi sẽ “trụ vững” và gặp lại nhau “sau muôn trùng thảm họa”!
Ngô Khánh Linh
Đại học Ngoại Ngữ- ĐHQG Hà Nội
Link bài gốc: https://www.nguoiduatin.vn/tim-hy-vong-trong-su-song-mong-manh-a521331.html
https://www.nguoiduatin.vn/tim-hy-vong-trong-su-song-mong-manh-a521331.html