noel giáng sinh vui vẻ
Thứ năm, Tháng mười 10, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngKinh tế vĩ môTạo đà cho doanh nghiệp vượt khó

    Tạo đà cho doanh nghiệp vượt khó

    Để doanh nghiệp tăng tốc, vượt qua khó khăn trong các tháng cuối năm, trước mắt, cần khôi phục lại niềm tin.

    Trước những biến động chung của toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều tác động. Nhưng nhờ các giải pháp, các chính sách can thiệp kịp thời của Chính phủ, niềm tin của thị trường đã được ổn định trở lại, tránh những cú sốc có thể ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng. Điều này chứng tỏ điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam về cơ bản đã tương đối nhịp nhàng, linh hoạt.

    Theo các số liệu thống kê, nhờ vào nhiều giải pháp tích cực mà nhiều ngành, lĩnh vực duy trì xu hướng tăng trưởng – phát triển so với cùng kỳ trước. Trong bối cảnh đó, xuất khẩu là điểm sáng tạo thặng dư thương mại nhưng xuất khẩu đang phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, cho thấy cũng cần nhìn nhận tính tự chủ của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam nói riêng.

    Kinh tế vĩ mô - Tạo đà cho doanh nghiệp vượt khó

    TS. Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Các điểm sáng kinh tế tiếp theo phải kể đến là thương mại dịch vụ. Hoạt động thương mại và dịch vụ duy trì mức tăng cao với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng tăng 10% so với cùng kỳ trước. Đồng thời, du lịch tăng trưởng mạnh mẽ với khoảng 1,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8 – gấp 2,5 lần tháng trước; 8 tháng khoảng 7,8 triệu lượt khách – gấp 5,4 lần cùng kỳ trước.

    Mặc dù vậy nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh nhiều nguyên nhân khách quan từ dịch bệnh, tình hình thị trường thế giới, như “6 cơn gió ngược” mà Thủ tướng Chính phủ đã nêu, thì phải nhấn mạnh rằng chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều vướng mắc. 

    Trong khi đó, nhiều văn bản mới ban hành lại chồng chéo, mâu thuẫn, thậm chí đẻ thêm thủ tục và giấy phép con; trong khi tính minh bạch, công khai thông tin chính sách và thực thi chính sách còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng quyền tiếp cận công bằng, bình đẳng theo cơ chế thị trường của các thành phần kinh tế…

    Mặc dù việc đẩy mạnh chuyển đổi số, kinh tế số được nói tới nhiều nhưng công nghệ và dịch vụ công trực tuyến còn chưa thực sự hoàn thiện. Nhiều nơi đa phần chỉ dừng lại ở các chủ trương chung, mang tính phong trào, hoặc chỉ nhỏ lẻ… trong khi nền kinh tế số hay Chính phủ số cần những thay đổi đồng bộ cả về chiến lược, thể chế, chính sách cho đến sự tham gia đồng bộ của các bên liên quan.

    Ngoài ra, vấn đề liên quan đến đầu tư công cũng là một trong những khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh không nên vì mục tiêu tăng trưởng mà đẩy mạnh đầu tư công thiếu thận trọng. Nếu không cẩn thận và để cho yếu tố trục lợi nảy sinh thì sẽ không tạo ra những kết quả tăng trưởng thực sự đóng góp cho nền kinh tế.

    Trước bối cảnh đó, đã có những chính sách tương đối quyết liệt trong việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, chẳng hạn, tỉ lệ lạm phát của Việt Nam hiện vẫn chỉ trong khoảng 2%. Nếu mức tỉ lệ lạm phát này vẫn được duy trì ổn định thì chắc chắn lạm phát của Việt Nam trong năm 2023 sẽ không vượt ngưỡng mục tiêu 4,5% mà Chính phủ đã đặt ra.

    Bên cạnh đó, nước ta cũng đã linh hoạt trong việc điều hành chính sách tiền tệ, bám sát những diễn biến trên thị trường ở trong những thời điểm khó khăn nhất. Ví dụ như việc Ngân hàng Nhà nước 4 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản nhằm giúp tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn.

    Kinh tế vĩ mô - Tạo đà cho doanh nghiệp vượt khó (Hình 2).

    Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, để doanh nghiệp tăng tốc, vượt qua khó khăn trong các tháng cuối năm, trước mắt, cần khôi phục lại niềm tin của doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lẫn là doanh nghiệp trong nước. 

    Để doanh nghiệp tăng tốc, vượt qua khó khăn trong các tháng cuối năm, trước mắt, cần khôi phục lại niềm tin của doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lẫn là doanh nghiệp trong nước. 

    Cụ thể, cần tiếp tục đầu tư và cải thiện năng suất, chất lượng và hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó mới tạo ra sự bứt phá về tăng trưởng trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. 

    Đặc biệt trong công tác rà soát các mục tiêu thúc đẩy môi trường kinh doanh, cần rà soát việc ban hành các điều kiện kinh doanh gây khó khăn, phiền hà, tăng chi phí tuân thủ chính sách và pháp luật của doanh nghiệp, bao gồm cả việc rà soát công tác thanh, kiểm tra chồng chéo, nhiều tầng nấc, làm mất thời gian và tăng chi phí của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

    Việc giảm thiểu và tránh gánh nặng thanh tra, kiểm tra quá mức cũng sẽ hạn chế sự nhũng nhiễu, tham nhũng vặt, từ đó bớt các chi phí đầu vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, để vượt qua khó khăn, cần đánh giá tổng thể lại nhu cầu và chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp theo từng lĩnh vực, ngành hàng, đối tượng. Đặc biệt là các chính sách hỗ trợ các ngành công nghiệp trọng điểm, chính sách hỗ trợ sản xuất xuất khẩu,…

    Song song với đó, bên cạnh các cơ chế thực thi – giám sát chính sách bởi các cơ quan bộ ngành, cũng cần sự tham gia giám sát, phản biện, tư vấn của các đơn vị tư vấn chính sách độc lập, các chuyên gia cao cấp, các hiệp hội và cả dư luận báo chí, truyền thông để đưa ra những nhận định, đánh giá, tìm ra những cái giải pháp phù hợp trong thời gian tới nhằm phục hồi kinh tế và tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    TS. Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU