noel giáng sinh vui vẻ
Chủ Nhật, Tháng mười một 3, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngĐầu tưRửa tiền từ chứng khoán, bất động sản, tiền ảo: Quản lý...

    Rửa tiền từ chứng khoán, bất động sản, tiền ảo: Quản lý thế nào?

    Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, hoạt động phòng chống rửa tiền luôn cập nhật và nhận diện được các hoạt động liên quan đến hành vi này trong thực tiễn.

    Chiều 2/12, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khoá XV thông qua tại kỳ họp thứ 4.

    Các dự án luật vừa thông qua được công bố, bao gồm: Luật Bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Thực hiện dân chủ cơ sở; Luật Dầu khí; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Thanh tra; Luật Phòng, chống rửa tiền.

    Liên quan đến Luật Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho biết, Luật sửa đổi lần này gồm 4 chương, 66 điều, quy định Chính phủ quy định hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo chưa được quy định tại luật sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    Điều này để đáp ứng thực tiễn, luật cũng bổ sung nguyên tắc có đi có lại trong việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

    Bất động sản - Rửa tiền từ chứng khoán, bất động sản, tiền ảo: Quản lý thế nào?

    Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh.

    Về cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị, Phó Thống đốc cho biết, luật bổ sung quy định về cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị của tổ chức quốc tế, quy định rõ hơn trách nhiệm của đối tượng báo cáo phải thực hiện các biện pháp thích hợp để xác minh nguồn gốc tài sản của khách hàng, chủ sở hữu hưởng lợi và thực hiện giám sát mối quan hệ kinh doanh trong suốt quá trình giao dịch với khách hàng này.

    Về quy định nội bộ, theo ông Nguyễn Kim Anh, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 làm rõ hơn yêu cầu về quy định nội bộ của các đối tượng báo cáo, giảm bớt yêu cầu về quy định nội bộ cho đối tượng báo cáo là cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ.

    “Luật sửa đổi một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ; bổ sung dấu hiệu đáng ngờ đối với hoạt động trung gian thanh toán, đồng thời sửa đổi quy định về thời hạn báo cáo, khắc phục những vướng mắc trong quá trình thực hiện”, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho hay.

    Bất động sản - Rửa tiền từ chứng khoán, bất động sản, tiền ảo: Quản lý thế nào? (Hình 2).

    Bất động sản là lĩnh vực được đánh giá có nguy cơ rửa tiền cao (Ảnh: Phạm Tùng).

    Tại họp báo, trả lời thêm nội dung liên quan đến việc quản lý tiền ảo, tài sản ảo trong Luật Phòng, chống rửa tiền, ông Tạ Quang Đôn – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Ngân hàng Nhà nước) cho hay hoạt động phòng chống rửa tiền luôn cập nhật với thời gian và nhận diện được các hoạt động về rửa tiền trong thực tiễn. Theo ông Đôn, trong luật thông qua đã có quy định ứng xử với các lĩnh vực mới.

    Về vấn đề pháp lý liên quan quản lý tiền ảo, tài sản ảo, ông Đôn nêu trong Kế hoạch 941 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch phòng chống rửa tiền giai đoạn 2022 – 2025 đã giao các bộ, ngành ban hành các quy định về tài sản ảo làm cơ sở cho công tác này.

    Về các hoạt động chứng khoán, bất động sản có nguy cơ rửa tiền cao, ông Đôn cho biết trong luật đã có các quy định cụ thể từ nhận biết khách hàng cho đến báo cáo, xây dựng các quy định.

    Ông nhấn mạnh các điều khoản về báo cáo dấu hiệu giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán đã có các quy định nêu rõ từng dấu hiệu và đối tượng báo cáo phải thực hiện phân tích thông tin, báo cáo giao dịch đáng ngờ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Về thanh toán bất động sản thông qua ngân hàng, ông Đôn nói theo kế hoạch 941 của Chính phủ thì sẽ xử lý vấn đề này trong Luật Kinh doanh bất động sản. Hiện Bộ Xây dựng đang tiến hành xây dựng dự án luật này và Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp thực hiện.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU