noel giáng sinh vui vẻ
Thứ sáu, Tháng mười 4, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiDân sinhNgười dân bị rắn độc cắn, chuyên gia chỉ cách phòng hiệu...

    Người dân bị rắn độc cắn, chuyên gia chỉ cách phòng hiệu quả

    Đi hái cà phê, người đàn ông ở Đắk Lắk bị rắn lục đuôi đỏ cắn tử vong. Chuyên gia cảnh báo, rắn lục đuôi đỏ thường tấn công vào mùa mưa và chỉ cách phòng hiệu quả.

    Đi hái cà phê, người đàn ông bị rắn lục đuôi đỏ cắn tử vong

    Theo thông tin ban đầu, nạn nhân là anh Y.P.M (24 tuổi, trú buôn Trấp, xã Ea H’đing). Ngày 18/11, anh Y.P.M và vợ đi hái cà phê khoán (tiền công trả theo khối lượng sản phẩm) trên địa bàn xã Ea Kuêh.

    Không may, anh Y. P. bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Do không được sơ cứu, đưa vào bệnh viện kịp thời nên anh Y.P.M tử vong. Hiện, gia đình đang lo hậu sự cho nạn nhân.

    Qua sự việc trên, lãnh đạo UBND xã Ea Đ’hing khuyến cáo người dân thận trọng, nhất là khi vào nương rẫy hái cà phê. Thời điểm này đang mùa mưa, mùa của các loài rắn sinh sôi, trong đó có loài rắn lục đuôi đỏ. Do đó, người dân khi đi làm rẫy cần có bảo hộ lao động, thường xuyên phát quang bụi rậm, giữ vệ sinh nhà cửa, lu nước không cho rắn trú ngụ. Nếu bị rắn cắn cần tiến hành sơ cứu vết thương, đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không được chủ quan.

    Rắn lục đuôi đỏ là loài cực độc. Loài này có mình xanh và đuôi màu nâu đỏ, chiều dài tối đa khoảng 60cm, nặng khoảng 300g.

    Chỉ sau vài phút bị rắn lục đuôi đỏ cắn, người bệnh sẽ có biểu hiện sưng nề lan nhanh và có thể chảy máu không cầm nơi bị cắn. Nếu người bệnh chủ quan, không đến bệnh viện kịp thời hoặc không được xử trí đúng dẫn đến rối loạn đông máu, xuất huyết nặng và tử vong.

    Chuyên ra chỉ cách phòng ngừa rắn lục đuôi đỏ cắn

    Theo GS.TS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam, ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về rắn lục đuôi đỏ. Theo nhiều tài liệu, rắn lục đuôi đỏ (hay còn gọi là rắn lục mép trắng, rắn lục tre) có vùng phân bố khá rộng, xuất hiện ở hầu hết các vùng rừng trong cả nước. Loài này sống chủ yếu trên cây, hoạt động vào ban đêm, ăn chuột, thằn lằn, ếch, nhái…

    GS.TS Huỳnh cho biết, rắn lục đuôi đỏ không độc như hổ mang hay cạp nong, cạp nia, nhưng rất khó phát hiện loài rắn này, vì chúng thường sống trong bụi cây, hang hốc và có màu xanh. Người dân nên phát quang bụi rậm quanh nhà. Rắn hoạt động chủ yếu vào ban đêm, nên khi đi ra ngoài vào ban đêm, người dân nên dùng đèn pin, đi ủng. Ngoài ra, có thể trồng sả hoặc nuôi chó, mèo để hạn chế rắn xuất hiện.

    Nọc độc của rắn lục thường tác động lên hệ tuần hoàn gây rối loạn đông máu, sưng nề hoặc hoại tử. Nọc độc của rắn lục thường không tác dụng lên hệ thần kinh như nhóm hổ mang, cạp nong, cạp nia nên không gây liệt. Vì thế khi bị rắn cắn nên hạn chế tối đa vận động vì vận động sẽ làm tăng nhanh quá trình tác động của nọc đến các phần khác của cơ thể.

    Dấu hiệu nhận biết các loài rắn độc:

    Khi bị cắn nên đưa bệnh nhận đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và tiêm huyết thanh chống độc. Hiện ở Việt Nam đã có huyết thanh chống độc của rắn lục xanh.

    Đối với rắn lục không nên rạch vết thương vì có thể làm mất máu cấp. Nếu có thể bắt con vật cắn để đem theo đến bệnh viện để bác sĩ có thể xác định đúng chủng loại huyết thanh cần sử dụng.

    GS.TS Đặng Huy Huỳnh, thế giới có khoảng trên 2.500 loài rắn được phân thành loài có độc và không độc. Vẻ bên ngoài của hai loài này không có nhiều khác biệt. Đầu của rắn độc tương đối to, giống hình tam giác, cổ mảnh, đuôi ngắn, sau khi hậu môn tiết dịch thì bỗng nhiên trở nên nhỏ đi, vết đờm hiện rõ.

    Trong khi đó, loại rắn không độc có đầu tương đối nhỏ, phần nhiều hình bầu dục, đuôi dài. Rắn độc có răng độc, một loại răng có rãnh để tiết ra nọc độc và một loại có răng hình ống rỗng để phóng ra nọc độc. Sau khi bị rắn cắn, nếu là hai vết răng nhỏ và mảnh là do rắn không độc cắn, có 1 hoặc 2 lỗ nhỏ là đã bị rắn độc cắn.

    Theo TS Nguyễn Quảng Trường, nọc độc của rắn lục không tác động lên hệ thần kinh, mà thường tác động lên hệ tuần hoàn, gây rối loạn đông máu, sưng nề hoặc hoại tử. Điều đáng ngại là một con rắn chết, thậm chí đầu rắn bị cắt rời vẫn có thể cắn và phóng nọc độc theo phản xạ cho đến 90 phút sau khi nó chết.

    Chuyên gia cũng khuyến cáo không nên rạch vết cắn, hút máu từ vết cắn (bằng ống hút hoặc miệng), đắp các loại thuộc không rõ nguồn gốc và không biết chính xác tác dụng vì có thể gây nhiễm trùng. Nên nhớ rằng một con rắn chỉ tiêm một phần của nọc độc của nó với mỗi lần cắn, vì vậy nó vẫn có thể tiếp tục gây tổn thương sau khi đã cắn lần đầu tiên.

    Đề phòng rắn cắn

    • Biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp.

    • Đi ủng, dày cao cổ và quần dài, đặc biệt khi đi trong đêm tối, đội thêm mũ rộng vành nếu đi trong rừng hoặc đi ở khu vực nhiều cây cỏ.

    • Càng tránh xa rắn thì càng tốt, đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người. Không bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín.

    • Không sống ở gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như các đống gạch vụn, đống đỏ nát, đống rác, nơi nuôi các động vật của gia đình.

    • Để tránh bị rắn biển cắn, người dân không nên bắt rắn ở trong lưới hoặc dây câu.

    • Dùng đèn nếu ở trong bóng tối hoặc vào ban đêm.

    Trúc Chi (theo Sức khỏe & Đời sống, Tiền Phong)

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU