noel giáng sinh vui vẻ
Thứ ba, Tháng mười 15, 2024
spot_img
More
    Trang chủTiêu điểmNâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của...

    Nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá

    Đã có 27 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới cấm bán hoàn toàn đối với các loại thuốc lá điện tử; 3 quốc gia cấm bán thuốc lá điện tử có chứa nicotine.

    Ngày 26/12, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá cho các phóng viên, biên tập viên và các cán bộ thuộc Sở Thông tin và Truyền thông, Phòng Văn hóa – thông tin theo Kế hoạch Ban hành hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2022.

    Tại Hội nghị, bà Trần Thị Nhị Thủy – Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, Hội nghị nhằm cung cấp thông tin để truyền thông tốt hơn về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

    Sự kiện - Nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá

    Bà Trần Thị Nhị Thủy phát biểu tại Hội nghị.

    Trong đó, tập trung vào các nội dung: số liệu về tình hình sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên từ 13-15 tuổi; nhận diện các sản phẩm thuốc lá mới và kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuốc lá mới; tác hại của thuốc lá điệ tử và các ca ngộ độc cấp cứu liên quan đến sử dụng thuốc lá điện tử; kết quả công tác cai nghiện thuốc lá…

    Buổi tập huấn giúp tăng cường hơn nữa sự hiểu biết của các phóng viên báo chí. Thông qua các bài viết, tác phẩm báo chí nhằm chia hơn nữa các thông tin liên quan đến tác hại của thuốc lá trong thời gian qua. Góp phần nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.

    Ths. Nguyễn Hạnh Nguyên thuộc Tổ chức HealthBridge Việt Nam cho biết, hiện nay xuất hiện rất nhiều loại thuốc lá như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trên thế giới hiện nay có nhiều xu hướng khác nhau đối với các loại thuốc lá này.

    Đã có 27 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới cấm bán hoàn toàn đối với các loại thuốc lá điện tử; 3 quốc gia, vùng lãnh thổ cấm bán sản phẩm thuốc lá điện tử có chứa nicotine.

    Ít nhất 8 quốc gia và vùng lãnh thổ chỉ cho phép bán thuốc lá điện tử dưới dạng dược phẩm được cấp phép và thuốc kê đơn được điều trị theo phác đồ.

    Đây cũng được xem là quy định cấm bán bởi không có nhà sản xuất trải qua quy trình pháp lý để đạt giấy phép chứng nhận là dược phẩm hoặc biện pháp hỗ trợ cai nghiện.

    Sự kiện - Nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá (Hình 2).

    Quang cảnh buổi tập huấn.

    Bà Hạnh Nguyên cũng cho biết, hiện tại các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới không được phép nhập khẩu, quảng cáo và bán ở Việt Nam.

    Vì vậy, WHO cùng với các tổ chức y tế khuyến nghị cần duy trì và tăng cường các qui định luật pháp hiện tại về cấm nhập khẩu và bán để ngăn ngừa sự gia tăng nhanh chóng tỉlệ sử dụng trong giới trẻ.

    Đồng thời, tăng cường thực thi quyđịnh chống buôn lậu, quảng cáo, và bán các sản phẩm này, để giảm thiểu tối đa sự tiếp cận và sử dụng của giới trẻ.

    Sự kiện - Nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá (Hình 3).

    Thuốc lá điện tử gây giảm khả năng chống vi khuẩn… (Ảnh minh họa).

    Trong khi đó, trình bày về tác hại của thuốc lá điện tử bao gồm những ca ngộ độc cấp cứu liên quan đến sử dụng thuốc lá điện tử hiện nay, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng về tác hại của thuốc lá điện tử tại Việt Nam gần đây; tình hình thiệt hại kinh tế và tổn thất nặng nề về sức khỏe, chi phí điều trị y tế do thuốc lá gây ra.

    Theo đó, thuốc lá điện tử gây giảm khả năng chống vi khuẩn, virus; thay đổi cấu trúc đường hô hấp theo hướng giúp vi khuẩn phế cầu dễ xâm nhập gây viêm phổi; tiếp xúc thuốc lá điện tử, khi bị nhiễm Rhinovirus gây bệnh ở người thì tải lượng virus tăng, tình trạng viêm nặng hơn, khả năng đề kháng giảm đi; làm giảm biểu hiện của hơn 300 gen liên quan miễn dịch; nguy cơ gây ung thư mức độ 2B.

    Khoảng 75.000 ca tử vong mỗi năm do các bệnh liên quan đến thuốc lá

    Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Hương – Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 8 triệu ca tử vong mỗi năm là hậu quả của hút thuốc lá. Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến thuốc lá xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Việt Nam là một trong 15 quốc gia có tỉlệ nam giới hút thuốc cao nhất thế giới. Khoảng 75.000 ca tử vong mỗi năm do các bệnh liên quan đến thuốc lá.

    Theo Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tạị 34 tỉnh năm 2020, tỉ lệ hút thuốc lá điện tử ở người trưởng thành từ 15-24 tuổi (năm 2020 so với năm 2015) tăng 18 lần (từ 0,2% lên 3,6%). Trong đó: Tỉ lệ ở nam giới tăng 14 lần (từ 0,4% lên 5,6%); tỉ lệ nữ giới tăng 10 lần (từ 0,1% lên 1%), đặc biệt tập trung cao ở nhóm tuổi 15-24 tuổi với tỉ lệ là 7,3%.

    Bên cạnh đó, tỉ lệ sử dụng thuốc ở nam giới trưởng thành giảm từ 47,4% năm 2010 xuống 42,3% năm 2020, trong đó sử dụng thuốc lá trong thanh niên độ tuổi 15-24 tuổi giảm từ 26% xuống 13%.

    Việc hút thuốc thụ động có kết quả đáng ghi nhận từ 42,6% xuống 30,9% tại nơi làm việc; từ 59,9% xuống 56% tại nhà; từ 80,7% xuống 78,1% tại nhà hàng; từ 89,1% xuống 86,2% tại quán bar, quán cà phê. Tỉ lệ người dân được tư vấn cai nghiện thuốc lá tăng từ 40,5% năm 2015 lên 72,2% năm 2020.

    Với các kết quả như trên, theo ước tính của WHO Việt Nam đã phòng tránh được 280.000 ca tử vong sớm vì các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá.

    Cũng theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, từ 2013 đến 2020, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Phòng chống tác hại thuốc lá khá đầy đủ.Đồng thời, bà đề nghị cần tiếp tục theo dõi tình hình sử dụng thuốc lá và các chỉ số liên quan tới hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá. Cùng với đó, quan tâm và xây dựng các chiến lược phòng, chống tác hại của hút thuốc lá điện tử; bảo vệ mọi người khỏi khói thuốc lá; tăng thuế thuốc lá.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU