noel giáng sinh vui vẻ
Chủ Nhật, Tháng Chín 8, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngNăm 2022, Việt Nam thu hút hơn 27 tỷ USD vốn FDI

    Năm 2022, Việt Nam thu hút hơn 27 tỷ USD vốn FDI

    Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư đăng ký mới tuy giảm song số dự án đầu tư mới tăng lên, vốn đầu tư điều chỉnh năm 2022 cũng tăng so với cùng kỳ.

    Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tính đến ngày 20/12/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 27,72 tỷ USD, bằng 89% so với cùng kỳ năm 2021.

    Trong số này, vốn đăng ký mới đạt gần 12,45 tỷ USD, giảm 18,4% so với cùng kỳ; vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt 5,15%, giảm 25,2% so với cùng kỳ. Ngược lại, vốn điều chỉnh đạt gần 10,2 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ.

    Nhận xét về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2022, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tổng đầu tư trong năm 2022 giảm so với năm 2021 do khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia phát triển có dấu hiệu giảm sút.

    Tuy tổng vốn đầu tư đăng ký giảm, song vốn đầu tư điều chỉnh tăng cả về vốn đầu tư cũng như số lượt dự án điều chỉnh trong năm 2022.

    Mức tăng 12,2% số vốn và tăng 12,4% số lượt điều chỉnh trong cả năm 2022 so với cùng kỳ đã khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với kinh tế, môi trường đầu tư của Việt Nam. Chính vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đã quyết định đầu tư mở rộng dự án hiện hữu.

    Kinh tế vĩ mô - Năm 2022, Việt Nam thu hút hơn 27 tỷ USD vốn FDI

    Với nhiều dự án quy mô lớn khánh thành trong năm 2022 đã góp phần quan trọng đưa vốn FDI giải ngân tăng mạnh (Ảnh: VGP).

    Năm 2022, nhiều dự án sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao được tăng vốn với quy mô lớn.

    Chẳng hạn, Dự án Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) tăng vốn hai lần, 920 triệu USD và 267 triệu USD; Dự án Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE tăng vốn trên 841 triệu USD… Hay dự án nhà máy chế tạo điện tử, phương tiện thiết bị mạng và sản phẩm âm thanh đa phương tiện tại Bắc Ninh, Nghệ An và Hải Phòng, tăng lần lượt gần 306 triệu USD, 260 triệu USD và 127 triệu USD…

    Ở góc độ khác, vốn đầu tư đăng ký mới giảm (giảm 18,4%) song số dự án đầu tư mới tăng lên (tăng 17,1%, đạt 2.036 dự án) so với cùng kỳ năm 2021. Hơn thế nữa, hiện nay, một số tập đoàn lớn của Hàn Quốc đang nghiên cứu, tìm hiểu và dự kiến sẽ triển khai các dự án đầu tư trong thời gian tới.

    Trong khi vốn đăng ký giảm, thì vốn đầu tư nước ngoài giải ngân lại đạt tới gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021.

    Theo Cục Đầu tư nước ngoài, đây tuy không phải là mức tăng cao nhất trong năm so với cùng kỳ, song là tín hiệu tốt cho thấy các doanh nghiệp đang dần phục hồi, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đại dịch.

    Kinh tế vĩ mô - Năm 2022, Việt Nam thu hút hơn 27 tỷ USD vốn FDI (Hình 2).

    Cả năm 2022, Việt Nam thu hút hơn 27 tỷ USD vốn FDI (Ảnh: Hữu Thắng).

    Số liệu thống kê cũng cho thấy, đã có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong năm 2022. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,46 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 39,7% so với cùng kỳ 2021.

    Hàn Quốc đứng thứ 2 với gần 4,88 tỷ USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,78 tỷ USD, chiếm gần 17,3% tổng vốn đầu tư, tăng 22,7% so với cùng kỳ.

    Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2022. Tp.HCM dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,94 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021.

    Bình Dương đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 3,14 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn, tăng 47,3% so với cùng kỳ. Quảng Ninh xếp thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,37 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn và tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2021.

    Về số dự án mới, các nhà đầu tư nước ngoài tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như Tp.HCM, Hà Nội. Trong đó, Tp.HCM dẫn đầu về số dự án mới (43,9%), số lượt góp vốn mua cổ phần (67,6%) và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (17,3% sau Hà Nội là 18,6%).

    Tính lũy kế đến ngày 20/12/2022, cả nước có 36.278 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên gần 438,7 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 274 tỷ USD, bằng 62,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU