noel giáng sinh vui vẻ
Thứ năm, Tháng mười 10, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiPháp luậtLời khai của "quân xanh", "quân đỏ" trong vụ AIC

    Lời khai của “quân xanh”, “quân đỏ” trong vụ AIC

    Các bị cáo trong dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nói rằng không hiểu rõ các quy định của pháp luật về việc thông thầu nên mới vi phạm pháp luật.

    Sáng nay (22/12), Hội đồng xét xử (HĐXX) tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo trong vụ án sai phạm xảy ra tại Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế (AIC) và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.

    Phần lớn nội dung xoay hành vi lập hồ sơ quân xanh, quân đỏ của các bị cáo để giúp sức cho AIC do Nguyễn Thị Thanh Nhàn là Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc được trúng thầu.

    Thông đồng điều chỉnh giá kỹ thuật

    Theo cáo trạng, thực hiện chỉ đạo của Hoàng Thị Thuý Nga, Lưu Văn Phương là nhân viên kỹ thuật gói thầu số 7 liên hệ với Nguyễn Huy Mạnh – nhân viên Công ty TNT, đồng thời đại diện cho hãng Drager, lấy cấu hình, thông số kỹ thuật, catalogue và báo giá của các thiết bị dự kiến để lập hồ sơ dự thầu gói thầu số 7.

    Phương tính toán giá đầu ra cho các thiết bị của gói thầu trên cơ sở lấy giá đầu vào do Công ty TNT cung cấp nhân với 30% và xây dựng báo giá để chuyển cho đơn vị tư vấn thẩm định giữ làm căn cứ xác định giá của gói thầu trong chứng thư thẩm định giá. Sau đó, Công ty AIC trúng thầu gói số 7 theo mức giá do Phương đưa ra.

    Ngoài ra, Lưu Văn Phương còn liên hệ với nhà thầu tư vấn thiết kế điều chỉnh thiết kế hệ thống khí y tế để chuyển cho chủ đầu tư phê duyệt; đồng thời là người được giao giám sát thi công xây lắp, nghiệm thu gói thầu số 7 do Công ty TNT trực tiếp xây lắp.

    Hồ sơ điều tra - Lời khai của 'quân xanh', 'quân đỏ' trong vụ AIC

    Bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Trần Đình Thành.

    Tuy nhiên, trước HĐXX Lê Văn Phương khẳng định mình bị oan vì không thông đồng với bên thẩm định giá.

    Biện luận cho mình, Phương cho biết ngày 14/7/2022 tại cơ quan Cảnh sát điều tra có xem bảng báo giá của AIC do Hoàng Thị Thuý Nga ký nhưng không có chữ ký nháy của mình. Cùng với đó, bị cáo khai không biết đơn vị thẩm định giá và không làm hồ sơ dự thầu lần 2.

    Liên quan đến báo giá nhân với 30%, Phương trình bày không biết Nga sử dụng với mục đích gì, và trong quá trình khai bị nhầm với bảng báo giá của một dự án khác.

    “Khi làm việc với Cơ quan điều tra nội dung bị cáo khai rất đơn giản nhưng cảnh sát điều tra thêm bớt nội dung. Do bị cáo mới lần đầu làm việc với Cơ quan điều tra nên bị cáo không kiểm soát được các thông tin lời khai”, Lưu Văn Phương giải trình.

    Ký 13 bảng báo giá trong “vô thức”

    Trả lời HĐXX, Lê Thị Bích Thuỷ – Giám đốc Công ty TNT khai nhận phía Công ty AIC có liên hệ nhờ làm hồ sơ nộp thầu, tham gia làm quân xanh 11 gói thầu, 1 gói thầu làm quân đỏ. Sau khi AIC trúng thầu công ty của Thuỷ đã được ký 3 hợp đồng kinh tế và bán 22 thiết bị y tế để cung cấp cho dự án.

    Cũng giống với thoả thuận nêu trên Nguyễn Văn Bằng – Giám đốc Công ty Tân Hợp vì muốn bán 14 thiết bị y tế cho AIC nên cũng là một trong những quân xanh trong vụ án lần này.

    Bằng khai: “Bị cáo không biết bên AIC vì không trực tiếp liên hệ, trong quá trình làm chỉ nghĩ đơn giản vì không biết đấy là vi phạm luật đấu thầu”. Bị cáo Bằng trình bày rằng không có hành vi tư lợi nào trong quá trình làm việc với AIC.

    Phía bị cáo Huỳnh Tuấn Anh – Quản lý điều hành về mảng kinh doanh thiết bị y tế của Công ty Tạ Thiên Ân được Hoàng Thế Quỳnh liên hệ nhờ ký báo giá nhưng Tuấn Anh khai không biết chuyển cho ai.

    Bị cáo này trình bày mình ký 13 bảng báo giá trong “vô thức” vì nghĩ những văn bản đó chỉ mang tính chất chào hàng và giới thiệu sản phẩm chứ không có giá trị đấu thầu. Như 2 công ty quân xanh trên sau khi AIC trúng thầu, Công ty Tạ Thiên Ân đã được ký 2 hợp đồng kinh tế và bán 3 thiết bị y tế cho dự án.

    Hồ sơ điều tra - Lời khai của 'quân xanh', 'quân đỏ' trong vụ AIC (Hình 2).

    Đại diện Viện kiểm sát tại phiên xét xử (Ảnh: Giang Long).

    Đơn vị đóng vai trò đơn vị tư vấn mời thầu trong Dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai là Công ty Mediconsult do Nguyễn Thị Dung là Giám đốc.

    Trước phiên toà, Dung khai năm 2009 khi đến đến Công ty AIC đòi tiền (vì đã có làm việc tư vấn từ năm 2007), lúc đó Nhàn nói chưa có tiền và hứa sẽ giới thiệu cho 1 dự án để Mediconsult làm.

    “Sau đó một thời gian bác sĩ Anh Vũ (là nguyên Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai) gọi điện thoại mời vào dự án vì có Công ty AIC giới thiệu chị làm tư vấn”, Dung trình bày.

    Trong quá trình lập hồ sơ điều chỉnh danh mục thiết bị y tế bệnh viện, Công ty AIC và Công ty Mediconsut đã có sự thông đồng trong việc cung cấp cấu hình kỹ thuật và giá thiết bị y tế để trình UBND tỉnh phê duyệt.

    Căn cứ vào danh mục thiết bị, cấu hình kỹ thuật, dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt từ giai đoạn lập dự toán điều chỉnh danh mục trang thiết bị y tế ban đầu, tổ tư vấn đấu thầu đã đưa luôn vào nội dung phần kỹ thuật của hồ sơ mời thầu các gói thầu số 52, từ 64 đến gói 77 (trừ gói 66), tạo lợi thế để Công ty AIC trúng thầu.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU