noel giáng sinh vui vẻ
Chủ Nhật, Tháng mười 6, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiQuan điểm"Không có quốc gia nào có cơ chế rút BHXH một lần...

    "Không có quốc gia nào có cơ chế rút BHXH một lần dễ như Việt Nam"

    Sau năm 2019, trung bình có 900.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần mỗi năm – tức số người rút gần bằng số người tham gia vào hệ thống.

    Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH sáng 6/6, nhiều ĐBQH quan tâm đến tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần.

    Đặt câu hỏi tới Bộ trưởng, đại biểu Trần Thị Diệu Thuý (đoàn Tp.HCM) cho biết, thời gian gần đây làn sóng rút bảo hiểm không những không giảm mà tăng cao, đặc biệt giai đoạn gần đây khi thông tin về việc sửa đổi luật bảo hiểm được công bố.

    Qua nắm bắt, vấn đề công nhân băn khoăn vẫn là bất an với các chính sách bảo hiểm xã hội. Họ lo sợ chính sách mới sẽ hạn chế quyền tự quyết và mức lương hưu thấp không đủ sống. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp giải quyết vấn đề này?

    Đối thoại - 'Không có quốc gia nào có cơ chế rút BHXH một lần dễ như Việt Nam'

    ĐBQH Trần Thị Diệu Thúy chất vấn.

    Trả lời về vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần, theo Bộ trưởng Dung, trước năm 2019, trung bình mỗi năm có khoảng 500.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần.

    Hiện nay, con số này là 900.000 người rút trong một năm. Số người rút bảo hiểm xã hội một lần gần bằng số tham gia vào hệ thống. Đây là nguy cơ, thách thức về sau vì tương lai, nhiều người già không có chế độ an sinh, hệ thống chính sách an sinh khó đảm đương bền vững.

    Ông Dung cho biết nguyên nhân việc rút bảo hiểm là do đời sống, thu nhập đời sống khó khăn, tuyệt đại bộ phận rút bảo hiểm xã hội một lần rơi vào công nhân lao động, công chức viên chức ít.

    “Nguyên nhân vì sao rút bảo hiểm xã hội một lần tăng, xin thưa, không có quốc gia nào có cơ chế rút bảo hiểm xã hội một lần dễ dàng như Việt Nam. Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2016 rất nhân văn. Đây là đánh giá của chuyên gia ở Liên Hợp quốc mà chúng tôi tham vấn. Ông ấy nói Việt Nam hào phóng quá, kể cả trong chuyện cho hưởng lương hưu với tỉ lệ tới 75% và cả chuyện rút bảo hiểm xã hội một lần. Thông lệ quốc tế, các nước chỉ cho rút bảo hiểm khi người lao động mắc bệnh nan y hoặc định cư nước ngoài”, Bộ trưởng thông tin.

    Theo ông Dung, rút bảo hiểm xã hội là quyền của công dân, không thể cấm. Vấn đề là làm sao để người lao động thấy nhiều quyền lợi, thấy lợi ích hơn thì có rút ra sau đó khi có điều kiện họ cũng tham gia lại. Bộ trưởng cho biết, thực tế hiện nay, 1/3 số người rút bảo hiểm quay trở lại.

    Đối thoại - 'Không có quốc gia nào có cơ chế rút BHXH một lần dễ như Việt Nam' (Hình 2).

    Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn.

    Ông cũng xác nhận vừa qua có hiệu ứng, khi dự thảo luật Bảo hiểm xã hội được đưa ra, người lao động tưởng không được quyền lợi như hiện nay tranh thủ thời cơ đi rút bảo hiểm.

    Tuy nhiên, ông khẳng định, tinh thần sửa luật Bảo hiểm xã hội tập trung theo hướng không hạn chế, mà tăng quyền lợi cho người lao động.

    Nhấn nút tranh luận với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy nêu, Bộ trưởng cho rằng một trong những nguyên nhân khiến nhiều người dân rút bảo hiểm xã hội một lần là công tác tuyên truyền.

    Cơ bản thống nhất với ý kiến này. Tuy nhiên, đại biểu Diệu Thúy cho rằng, mong muốn của người lao động Tp. Hồ Chí Minh nói riêng đó là chính sách về bảo hiểm xã hội phải nhất quán và tính ổn định lâu dài.

    Đại biểu cho rằng mong muốn của người lao động là cần làm rõ việc quyền lợi của người lao động an tâm hơn, suy nghĩ lại khi muốn rút bảo hiểm xã hội một lần.

    Trả lời tranh luận, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ nguyên nhân quan trọng là làm sao cải thiện đội sống người lao động là sâu xa nhất. Thêm nữa, thời gian qua khi tung ra thông tin thay đổi chính sách, dẫn đến người lao động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần.

    Bộ trưởng cho rằng ở đây có hạn chế do chưa quan tâm đầy đủ thông tin tuyên truyền đến người lao động. Do đó, nếu làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để người lao động hiểu rõ thì có lẽ mức độ sẽ không nhiều như vừa qua.

    Ông Dung cũng cho rằng cần tính tổng thể các chính sách liên quan đến bảo hiểm, nếu tiếp tục đóng 20 năm thì người lao động không đợi được mà nhất là ở những ngành lĩnh vực ngành thâm dụng lao động. Quan điểm của Bộ là giảm xuống 15 năm hoặc 10 năm theo thông lệ quốc tế, tương ứng là đóng ít hưởng ít, bên cạnh đó nguyên tắc chia sẻ có nguyên tắc đóng hưởng và bình đẳng.

    Người đứng đầu Bộ LĐ-TB&XH cho biết thêm, việc dừng rút bảo hiểm một lần là vấn đề khó khăn nhưng có quy định về điều kiện, trường hợp nào được rút, mức độ rút như thế nào, trong thời gian tới Quốc hội sẽ xem xét quyết định.

    Đối thoại - 'Không có quốc gia nào có cơ chế rút BHXH một lần dễ như Việt Nam' (Hình 3).

    Quang cảnh phiên chất vấn sáng 6/6.

    Cũng tranh luận với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đại biểu Lê Thanh Phong (đoàn Tp.HCM) cho rằng trả lời các đại biểu, Bộ trưởng đã nêu rõ một trong nguyên nhân khiến người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần là do tình hình doanh nghiệp khó khăn, đứt gãy cung cầu khiến người lao động gặp nhiều khó khăn.

    Bộ trưởng cũng nêu một trong các giải pháp là sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, thắt chặt lại quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

    Tuy nhiên, đại biểu Lê Thanh Phong cho rằng giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng này là phải giải quyết tình trạng người lao động bị nghỉ việc, mất việc khiến cuộc sống của người lao động gặp khó khăn.

    Phát biểu tranh luận, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng, con số người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần thời gian qua rất đáng quan ngại. Tuy nhiên, việc người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần thường là bất đắc dĩ và là nguyện vọng thực sự của họ nên cần được tôn trọng, nhưng cũng cần phải có giải pháp để đảm bảo Quỹ bảo hiểm này được ổn định.

    Đại biểu đồng tình với việc giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi cho người gửi và giữ tính ổn định của Quỹ.

    Để làm được điều này, đại biểu Trí đề xuất nên chăng nên cân nhắc phương án trong 5 năm đầu tiên nếu người đóng rút thì chỉ được tra lại bằng đúng số tiền đã đóng và gia tăng dần quyền lợi cho người đóng trong những năm tiếp theo.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU