noel giáng sinh vui vẻ
Thứ năm, Tháng chín 12, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiQuan điểmĐừng vô tình biến Huế thành nơi của những tranh cãi!

    Đừng vô tình biến Huế thành nơi của những tranh cãi!

    Tranh luận, phản biện tích cực là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong các nước có thể chế dân chủ và văn minh. Còn tranh cãi chỉ là hình thức sử dụng lý luận để bảo vệ cái tôi, nâng cao bản ngã, mang tính chất hiếu thắng. Và lằn ranh giữa phản biện và tranh cãi thực sự rất là rất mong manh.

    Hai luồng ý kiến về việc sở Văn hoá – Thể thao (VH-TT) tỉnh Thừa Thiên-Huế cho “thử nghiệm” nam công chức mặc áo dài ngũ thân đến công sở vào ngày thứ Hai đầu tuần mỗi tháng, vẫn còn rất nảy lửa trên công luận và cả mạng xã hội.

    Bạn đọc viết - Đừng vô tình biến Huế thành nơi của những tranh cãi!

    Nam công chức sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên-Huế mặc áo dài ngũ thân đi làm đầu tuần mỗi tháng gặp phải nhiều ý kiến tranh cãi.

    Những ý đồng thuận, ủng hộ cho rằng, việc làm này rất ý nghĩa nhằm khuyến khích mọi người nhớ đến di sản văn hóa và phục hồi di sản văn hóa đó của dân tộc. Càng ý nghĩa hơn khi người thực hiện chính là cán bộ của sở VH-TT, đơn vị sẽ đi “tiên phong” trong việc hướng đến xây dựng thương hiệu “Huế – Kinh đô Áo dài Việt Nam”.

    Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, mặc áo dài đi làm sẽ rất bất tiện, “công sở chứ không phải sàn diễn thời trang”, “nhìn giống mặc đi ăn kỵ, cúng lễ nhà thờ họ”…

    Và có vẻ như cuộc tranh cãi này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại và có hồi kết, bởi cả hai bên vẫn đang khăng khăng giữ vững ý kiến của mình. Những nhận xét họ giành cho nhau với các câu từ như “thiển cận”, “dốt nát”, “bảo thủ”, “rảnh”, “hẹp hòi”… đã bắt đầu xuất hiện trên các dòng trạng thái, bình luận.

    Bạn đọc viết - Đừng vô tình biến Huế thành nơi của những tranh cãi! (Hình 2).

    Hình ảnh ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế mang áo dài ngũ thân tiếp Đại sứ Australia nhận được thiện cảm của rất nhiều người.

    Chưa nói về đúng hay sai ở đây nhưng chợt nhận ra, những màn tranh cãi nảy lửa kiểu này đã không còn là lạ ở mảnh đất Cố đô này.

    Hãy thử vào công cụ tìm kiếm Google gõ cụm từ “tranh cãi Huế”, chỉ trong vòng 0,45 giây đã xuất hiện gần 4 triệu kết quả tìm kiếm.

    Lục tìm lại những sự kiện từng gây tranh cãi này thì việc người ta mệnh danh Huế là thành phố của những tranh cãi là không phải không có cơ sở.

    Mới gần đây, cây cầu đi bộ lát gỗ lim tại tuyến đường đi bộ dọc bờ sông Hương từng có thời gian là tâm điểm gây tranh cãi trong dư luận, bởi những ý kiến về độ bền của vật liệu trước sự khắc nghiệt của thời tiết nơi đây. 

    Bạn đọc viết - Đừng vô tình biến Huế thành nơi của những tranh cãi! (Hình 3).

    Hiện cầu gỗ lim dọc sông Hương hằng ngày vẫn đón nhiều du khách, người dân về tham quan, chụp ảnh.

    Hay việc trồng tre dọc bờ hồ Tịnh Tâm (TP. Huế) – một danh thắng nổi tiếng gắn với loài hoa sen cũng đã từng khiến dư luận xôn xao, tranh cãi bởi ý kiến trồng tre sẽ biến khu hồ “ngự” thành ao làng.

    Quay lại thời gian xa hơn, chuyện “thay áo mới” cho công trình kiến trúc bia Quốc Học, nơi chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa ở TP.Huế cũng gặp phải sự tranh cãi về màu sắc mới của công trình này.  Có ý kiến cho rằng là quá lòe loẹt, phản cảm, không còn nét cổ kính vốn có.

    Rồi câu chuyện chiếc nón lá “cắm sừng” trong mùa Festival Nghề truyền thống Huế 2019, bức tượng người đàn ông cúi đầu, trang phục của “Nàng thơ xứ Huế”…

    Bạn đọc viết - Đừng vô tình biến Huế thành nơi của những tranh cãi! (Hình 4).

    Chứ Huế gắn trên chiếc nón lá từng là màn tranh cãi nảy lửa tại Festival Nghề truyền thống Huế 2019.

    Tranh luận, phản biện tích cực là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong các nước có thể chế dân chủ và văn minh. Một trong những quy tắc cơ bản của người tham gia tranh luận là việc thể hiện quan điểm bằng cách vận dụng những lý lẽ lô-gic với một thái độ chân thành, cởi mở. 

    Còn tranh cãi là hình thức phát biểu theo cảm tính, biểu hiện của một đầu óc hẹp hòi với lý luận để bảo vệ cái tôi, nâng cao bản ngã, có tính chất hiếu thắng, bằng cách chỉ nhằm vào điểm kém của người kia để phản biện, không để ý đến điểm hay và đúng của họ. Trong một tập thể mà hay có tranh cãi thì chỉ có nhanh tụt lùi và đổ vỡ. 

    Từ trước đến nay, mở rộng dân chủ, tăng cường phản biện tích cực, cùng tranh luận, lắng nghe những ý kiến đóng góp tâm huyết của nhân dân luôn là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, lằn ranh giữa  phản biện và tranh cãi là rất mong manh. Những ý kiến đồng thuận hay trái chiều về việc nam công chức mặc áo dài ngũ thân đến công sở vào ngày thứ Hai đầu tuần mỗi tháng ở Huế cũng vậy. Một khi cả hai bên đã giành cho nhau những lời khiếm nhã như “thiển cận”, “dốt nát”, “hẹp hòi”, “đồ bảo thủ”… thì đã trở thành một màn tranh cãi tiêu cực. Ở đó đã không còn có động cơ tốt đẹp, vì sự tiến bộ xã hội chung nữa mà chỉ là sự ưa thể hiện, sự hiếu thắng, ích kỷ.

    Bạn đọc viết - Đừng vô tình biến Huế thành nơi của những tranh cãi! (Hình 5).

    Hình ảnh bia Quốc Học sau trùng tu.

    Có một danh nhân từng nói: “Tôi không biết chìa khoá đến thành công là gì, nhưng chìa khoá thành công của thất bại chính là việc cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người”. Đến cuối cùng sau những màn tranh cãi ấy, cầu đi bộ lát bằng gỗ lim vẫn bền đẹp, thu hút đông hàng nghìn du khách tìm về, hàng tre xanh bên hồ Tịnh Tâm trở thành điểm check-in của rất nhiều người và bia Quốc Học vẫn trở thành một biểu tượng văn hoá trường tồn trên trục đường Lê Lợi…

    Chuyện nam công chức mặc áo dài đến công sở đầu tuần mỗi tháng ở Cố đố rồi cũng thế, ý nghĩa đến đâu, thiết thực hay không thời gian sẽ trả lời tất cả. Chưa được chỗ nào thì cùng nhau góp ý, dựng xây, đừng đá xéo, “ném đá” nhau mà vô tình biến Huế thành nơi của những màn tranh cãi tầm thường!

    Kông Thành

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU